Là chủ doanh nghiệp, bạn luôn mong muốn công ty mình ngày càng phát triển cùng với sự lớn mạnh của đội ngũ nhân sự. Họ chính là cánh tay phải đắc lực, là lực lượng cốt cán tạo nên thành công cho công ty. Vậy bạn có biết, nhân viên của bạn cần điều gì nhất? Nếu bạn đáp ứng đúng nguyện vọng của họ, bạn đã tạo một động lực không nhỏ để giúp họ luôn tận tâm với công việc, coi công ty như nhà của mình. Hãy cân nhắc 8 điều sau đây, vì đó là những gì mà nhân viên của bạn thực sự mong muốn:
1. Tự do
Sự kèm cặp đôi khi sẽ tạo nên kết quả tốt nhất, nhưng không phải nhiệm vụ nào nhân viên của bạn cũng cần ai đó giám sát. Hãy nâng cao quyền tự chủ và tự quyết của nhân viên của mình, để họ có trách nhiệm hơn trong công việc.
Bất cứ khi nào có thể, bạn hãy tạo điều kiện cho nhân viên của bạn tự do làm việc theo cách mà họ có thể làm việc tốt nhất. Kết quả sẽ thật bất ngờ nếu bạn luôn cho họ thấy là bạn tin tưởng ở năng lực của họ như thế nào.
2. Mục tiêu
Nếu nhân viên của bạn cứ lặp đi lặp lại công việc hàng ngày mà không có mục tiêu nào cụ thể. Điều đó là vô cùng nhàm chán và vô nghĩa. Nhân viên của bạn cũng cần những mục tiêu cụ thể để hướng tới.
Bạn hãy đặt ra mục tiêu cho công ty, cho chính bạn, cho từng giai đoạn phát triển của doanh nghiệp. Từ đó hãy khích lệ mọi người cùng đặt mục tiêu cho mình để thấy công việc luôn tiến triển và khả năng của họ luôn được phát huy tối đa.
3. Sứ mệnh
Tất cả mọi người, ngay cả nhân viên của bạn đều muốn họ là một phần quan trọng của công ty, của tập thể. Họ luôn muốn phấn đấu để xứng đáng với danh hiệu như "tốt nhất" hay "lớn nhất" hoặc "nhanh nhất" hay "chất lượng tốt nhất"…
Hãy để nhân viên biết những gì bạn muốn đạt được cho doanh nghiệp của bạn, cho khách hàng, và thậm chí cả cộng đồng của bạn. Và nếu bạn có thể, cho phép họ tạo ra một sứ mệnh của riêng mình.
4. Mong đợi
Mọi công việc đều có tiêu chuẩn riêng để nhân viên của bạn có thể chủ động giải quyết. Nhưng đôi khi, trong những tình huống cụ thể, họ gặp nhiều vấn đề khó khăn mà không xử lý được. Hãy thể hiện rằng bạn luôn sẵn sàng giúp đỡ nếu họ cần mọi lúc mọi nơi.
Sự mong đợi về tăng lương và các nhóm lợi ích khác cũng là điều mà nhân viên của bạn trông đợi. Nếu bạn đánh giá cao những đóng góp của họ, thì đừng chần chừ, hãy làm điều này trước khi bạn được họ yêu cầu. Họ sẽ cảm kích bạn rất nhiều và sẽ cố gắng đạt nhiều thành tích hơn nữa.
5. Đề xuất ý tưởng
Mọi người đều muốn cung cấp các đề xuất và ý tưởng để góp phần đổi mới và phát triển doanh nghiệp. Không tạo cơ hội cho nhân viên tham gia ý kiến, hoặc bỏ qua ý tưởng của họ mà không cần xem xét có nghĩa là bạn đã đánh mất những nhân viên đầy nhiệt huyết với công ty.
Hãy tạo điều kiện và dành thời gian lắng nghe các ý tưởng mới, đột phá của nhân viên. Khi một ý tưởng không được đánh giá cao, hãy lấy ý kiến của mọi người và giải thích lý do tại sao. Bạn không thể thực hiện mọi ý tưởng, nhưng bạn có thể làm cho nhân viên cảm thấy họ có giá trị khi đề xuất những ý tưởng của họ.
6. Kết nối
Hầu hết tất cả nhân viên đi làm không chỉ vì tiền lương mà họ muốn làm việc với nhau và cống hiến cho công ty.
Một lời hỏi thăm ân cần về gia đình, một chuyến đi dã ngoại bao gồm cả các thành viên trong gia đình hay một bản đề nghị để xem nếu họ cần bất cứ điều gì là những thứ vô cùng quan trọng với nhân viên của bạn. Đối với họ, những khoảnh khắc cá nhân quan trọng hơn nhiều hơn so với các cuộc họp hoặc đánh giá chính thức. Vì vậy, bạn hãy luôn tạo cơ hội để nhân viên của mình có thể kết nối với nhau, hiểu hơn về gia đình nhau và có thể chia sẻ vui buồn trong cuộc sống.
7. Tính nhất quán
Hầu hết mọi người có thể đối phó với một ông chủ khó tính miễn là họ đối xử với mỗi nhân viên công bằng như nhau.
Chìa khóa để duy trì tính nhất quán chính là sự khéo léo trong giao tiếp. Các nhân viên của bạn sẽ không thắc mắc, tại sao bạn lại thiên vị người này hay đối xử không công bằng với người kia. Trong trường hợp cụ thể, hãy cư xử với họ như nhau, nhưng sau đó, bạn có thể tạo lợi ích cho một số thành viên xuất sắc, mà các nhân viên khác không hề hay biết.
8. Tương lai
Mỗi công việc nên có tiềm năng dẫn đến một cái gì đó tốt đẹp trong tương lai dù là bên trong hay bên ngoài công ty của bạn.
Hãy dành thời gian để phát triển nhân viên cho công việc một ngày nào đó, ngay cả khi những vị trí bên ngoài công ty của bạn. Hãy hướng họ nhìn thấy tương lai xa hơn của họ và của công ty. Một khi công ty phát triển và mở ra nhiều chi nhánh, họ sẽ là trụ cột, người đứng đầu chi nhánh đó. Họ sẽ không tiếc công sức để hoàn thiện kỹ năng nghề nghiệp, phát triển bản thân để nhanh chóng đạt tới chức vụ trong tương lai đó.
Nhân viên của bạn sẽ quan tâm đến doanh nghiệp khi bạn quan tâm đến họ đầu tiên. Vì vậy, hãy là nhà lãnh đạo thông thái, hãy biết lắng nghe nhu cầu của nhân viên, chia sẻ và đáp ứng những mong muốn của họ về: Tự do, Mục tiêu, Sứ mệnh, Mong đợi, Đề xuất ý tưởng, Kết nối, Tính nhất quán và Tương lai. Nếu làm được những điều đó, bạn sẽ có những nhân viên luôn biết phấn đấu hết mình và sự thành công của công ty đang ở rất gần bạn. Chúc bạn thành công!