Đàm phán là kĩ năng cần thiết trong cuộc sống cũng như công việc. Nhưng không phải ai cũng nắm rõ được kĩ năng này, đặc biệt với những ứng viên xin việc. Đàm phán hiệu quả là một kỹ năng, và giống như bất kỳ kỹ năng nào, nó có thể được học hỏi và tích lũy. Bài viết dưới đây của Công ty Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Best xin đưa ra một vài lời khuyên cho các bạn đang trong quá trình tìm kiếm công việc.
Học cách làm thế nào để đàm phán
Bạn có thể có cơ hội thương lượng về lương, lợi ích và những chi tiết công việc khác với nhà tuyển dụng. Cuộc thương lượng nên kết thúc trong một thỏa thuận đáp ứng mục tiêu của bạn và nhà tuyển dụng. Đàm phán hiệu quả là một kỹ năng, và giống như bất kỳ kỹ năng nào, nó có thể được trau dồi, tích lũy. Bạn có thể tham dự Hội thảo nghề nghiệp Career Workshop để học hỏi và hoàn thiện kỹ năng đàm phán. Sau đó thực hành các kỹ năng của bạn.
Đàm phán khi nào
Bạn đàm phán khi nhà tuyển dụng hiểu giá trị của bạn đối với tổ chức. Trong suốt quá trình tìm kiếm công việc, chỉ đàm phán về lương và các lợi ích khác sau khi có một đề nghị về công việc. Nếu nhà tuyển dụng muốn thảo luận về tiền lương mong đợi và các lợi ích trước khi mở rộng một đề nghị khác, hãy yêu cầu thảo luận mức lương sau khi bạn và nhà tuyển dụng đồng ý chấp nhận bạn.
Chuẩn bị đàm phán
Khi bạn chuẩn bị đàm phán, tìm ra những nhu cầu của nhà tuyển dụng là gì và cố gắng đáp ứng chúng mà không đánh mất tầm nhìn mục tiêu và lí tưởng của riêng bạn. Hãy xem xét các câu hỏi sau:
• Bạn tìm kiếm mức lương bao nhiêu, điều kiện làm việc và các điều kiện khác như thế nào?
• Những gì tổ chức mong muốn ở bạn ?
• Những gì bạn có thể đem lại cho tổ chức?
• Điều gì tổ chức có thể cung cấp cho bạn ?
• Doanh nghiệp nói chung thường trả cái gì cho kỹ năng, sản phẩm, hay dịch vụ của bạn?
Khi bạn xác định mục tiêu chung của mình, liệt kê một số điều cụ thể có thể nằm trong mục tiêu, chẳng hạn như :
1 . Không làm việc vào cuối tuần
2 . Kiếm được $ 30,000 một năm
3 . Nghỉ ốm
4 . Đánh giá kết quả trong vòng ba tháng để xét tăng lương
Đánh giá những mục tiêu này bằng cách so sánh chúng với nhau. Ví dụ, số 1 , " Không làm việc vào cuối tuần" quan trọng với tôi hơn là số 2 , " Thu nhập $ 30,000 một năm" ? Ưu tiên mục tiêu của mình và chuẩn bị lựa chọn mà bạn có thể đề nghị nếu giải pháp ưa thích của bạn không được chấp nhận.
Đàm phán như thế nào
Trong suốt quá trình đàm phán, nhớ là phải cởi mở và trung thực. Các cuộc đàm phán nên để lại cho cả hai bên sự hài lòng với kết quả. Dưới đây là một vài điểm bổ sung:
1. Đặt câu hỏi
Nếu bạn xin phép được hỏi một câu hỏi, bạn sẽ đặt nền móng cho thỏa thuận và có khả năng nhận được một câu trả lời hoàn chỉnh.Lên kế hoạch cho các câu hỏi có thể đặt ra. Hỏi những câu hỏi mở để có được thông tin và xây dựng mối quan hệ. Câu hỏi mở thường bắt đầu với "ai", "cái gì", "khi nào", "ở đâu" và "tại sao". Sử dụng câu hỏi đóng(câu hỏi khuyến khích các câu trả lời ngắn, chẳng hạn như " có" hoặc " không ") khi bạn muốn đạt được một sự nhượng bộ hoặc xác nhận một điểm thỏa thuận .
2. Hãy là một người biết lắng nghe tuyệt vời
Các thông tin bạn nhận được càng nhiều, bạn càng dễ dàng đáp ứng nhu cầu của người khác hơn.
3. Diễn đạt lại để đảm bảo hiểu đúng
Xác định lại theo từcủa bạn những gì người khác đã nói để chắc chắn rằng bạn hiểu đúng. Hãy chắc chắn sử dụng những từ khác nhau để không nghe giống như bạn đang bắt chước.
4. Viết lại
Ghi chép trong quá trình đàm phán. Ghi chép sẽ giúp tất cả các bên nhớ lại những gì đã được thảo luận hoặc quyết định.
5. Nhấn mạnh giá trị của bạn
Nếu tổ chức cho rằng mức lương mong muốn của bạn quá cao, hãy chỉ ra những gì bạn nghĩ đóng góp của bạn sẽ có ích cho tổ chức.
6. Linh hoạt trong đàm phán
Hãy sẵn sàng từ bỏ những thứ không thực sự quan trọng với bạn để tạo ra một cảm giác thiện chí.
7. Sử dụng sự im lặng để cân nhắc
Phản ứng với một lời đề nghị, hãy xác định lại đề nghị, ngồi lặng lẽ và đếm thầm đến 10. Cho phép tất cả mọi người có thời gian để xem xét. Kỹ thuật này cũng có giúp nhà tuyển dụng điều chỉnh đề nghị có thể tiếp tục quá trình đàm phán hoặc có thể dẫn tới một đề nghị tốt hơn.
8. Hãy dành thời gian để xem xét đề nghị
Khi một đề nghị cuối cùng được đưa ra, nếu nó chưa đủ, cám ơn nhà tuyển dụng và yêu cầu thời gian để xem xét đề nghị.
9. Bày tỏ lòng biết ơn
Khi bạn đạt đến một thỏa thuận, hãy thể hiện lòng biết ơn và đánh giá cao. Chỉ ra bạn quan tâm như thế nào khi tham gia và đóng góp cho tổ chức.
Để đàm phán hiệu quả: trước hết cần học cách đàm phán, hiểu khi nào cần đàm phán, chuẩn bị kĩ lưỡng cho cuộc đàm phán, và những kĩ năng cần thiết để đàm phán thành công như đặt ra câu hỏi, biết lắng nghe, linh hoạt, dành thời gian cân nhắc...
Kĩ năng đàm phán rất cần thiết trong cuộc sống cũng như công việc. Để đạt được thành công, ngoài việc nắm rõ những kĩ năng trên bạn cần rèn luyện và học hỏi nhiều hơn từ những người xung quanh và thậm chí là ngay trong thất bại của bạn.