Bí quyết biến mâu thuẫn thành động lực đổi mới, sáng tạo

20-01-2013

 

Sự đổi mới, sáng tạo rất nhiều khi bắt nguồn từ chính các mâu thuẫn. Nếu biết cách vượt qua và giải quyết các mâu thuẫn ấy, Bạn và Doanh nghiệp có thể thực hiện các quá trình đổi mới để đưa doanh nghiệp đi đến thành công.

Daniel Goleman, tên tuổi lừng danh trên thế giới với những tác phẩm về Trí tuệ cảm xúc và Lãnh đạo đã so sánh mâu thuẫn trong môi trường kinh doanh với hình ảnh cực kỳ độc đáo. Công ty Đào tạo, Tư vấn, Phát triển Best (Best Training, Consulting and Promoting Co.) giới thiệu bài viết về mâu thuẫn trong kinh doanh cùng hình ảnh so sánh độc đáo của Daniel Goleman.

Mâu thuẫn là điều khó khăn nhất cho bất kỳ ai trong cuộc đối thoại và một phần nhiệm vụ của nhà lãnh đạo là quản lý xung đột. Khi tôi nói chuyện với giáo sư IMD George Kohlrieser về chương trình: “Leadership: A Master Class” của tôi, ông đã so sánh mâu thuẫn với con cá. Điều này có vẻ lạ. Sau đây là những gì George nói về tầm quan trọng của việc giải quyết những mâu thuẫn trước khi chúng làm hỏng một mối quan hệ và ý nghĩa quan trọng của một quá trình giải quyết vấn đề.

Mỗi nhà lãnh đạo đều nhận ra rằng mâu thuẫn làm thui chột cảm hứng và động lực. Tuy nhiên, nếu được giải quyết tốt, mâu thuẫn có thể khơi gợi cảm hứng và động lực – động cơ để tiến lên và giải quyết vấn đề. Mâu thuẫn là sự khác biệt có biểu hiện ở sự căng thẳng, bất đồng và sự phân cực và chỉ được gọi là mâu thuẫn khi những tác động ấy làm phá vỡ hòa khí, mối quan hệ. Hai người có thể có sự khác biệt lớn tuy nhiên nếu họ biết duy trì hòa khí, đó thực sự không phải là mâu thuẫn. Ngược lại, nếu họ làm phá vỡ hòa khí, một sự khác biệt nhỏ có thể trở thành mâu thuẫn lớn.

Một nhà lãnh đạo phải đặc biệt chú ý tới tiến trình của mối quan hệ và sự khác biệt. Để giải quyết được mâu thuẫn, nhà lãnh đạo phải có khả năng đưa các bên mâu thuẫn tham gia vào cuộc đối thoại và hiểu được sợi dây cần thiết khiến họ xích lại gần nhau hơn. Đó là lý do tại sao bạn không cần phải thích ai đó mới có thể xây dựng mối quan hệ. Bạn chỉ cần có mục đích chung. Tôi có rất nhiều ví dụ về những trường hợp gặp mâu thuẫn trong môi trường làm việc.

Một trong số đó là trường hợp một nhân viên đang có ý định rời bỏ công việc do rất phiền lòng với người chủ của mình. Được thôi, trước khi bạn thực hiện điều này, hãy đến nói chuyện với ông chủ của bạn. Đặt những mối quan ngại của bạn lên bàn bởi mâu thuẫn giống như con cá, khi bạn đặt con cá này trên bàn, mọi người có thể thưởng thức ngon lành. Nếu bạn đặt con cá này ở dưới bàn, hãy nghĩ xem điều gì sẽ xảy ra? Con cá sẽ bắt đầu bốc mùi.

Ông chủ của anh ta là người Mỹ, còn anh ta đến từ Ý. Có quá nhiều sự khác biệt về văn hóa cũng như hiểu lầm giữa hai người. Để sự khác biệt đó được giải quyết cần có cuộc đối thoại kéo dài để hai bên có thể bày tỏ suy nghĩ và quan điểm của mình. Khi họ đem vấn đề ra bàn bạc thì mới nhận ra rằng ông chủ của anh ta thật sự đã hiểu nhầm. Sau đó, mâu thuẫn đã được giải quyết và ông chủ thực sự đã trở thành người quản lý và bảo trợ cho anh ta sang một vị trí mới. Anh ta không rời công việc nữa và cho đến hôm nay, anh ta rất biết ơn vì đã học được cách đặt con cá trên bàn để tham gia vào quá trình quản lý xung đột.

Best’s comments:

1.     Món cá nếu được đặt trên bàn thì mọi người mới có thể cùng thưởng thức và “giải quyết” một cách nhanh gọn còn nếu bị đặt ở một vị trí chẳng ai biết, chẳng ai hay, dần dần nó sẽ bốc mùi, trở nên vô dụng và mùi khó chịu của nó khi ấy sẽ làm ô uế không khí bên ngoài. Tương  tự như vậy, bất kỳ sự bất đồng, xung đột nào cũng cần được đem ra bàn bạc giải quyết nhanh chóng, nếu không, khi để lâu ngày, những mâu thuẫn ấy sẽ phá hỏng quan hệ giữa hai bên.

2.     Chớ coi thường và chỉ biết chỉ trích những mâu thuẫn vì đôi khi chính từ các mâu thuẫn ấy chúng ta mới có thể nảy sinh nhiều sáng kiến hay, mới lạ để cải tiến công việc làm nên thành công.

3.     Trong bất kỳ tổ chức nào, mâu thuẫn là một phần không thể tránh khỏi nhưng khía cạnh quan trọng nhất chính là khả năng của những nhà quản lý lãnh đạo trong việc giải quyết mâu thuẫn. Các nhà lãnh đạo, quản lý của các doanh nghiệp cần chú trọng tới hòa khí và mối quan hệ với đối tác, nhân viên,… và đặc biệt là có một quá trình, phương pháp giải quyết mâu thuẫn và để có thể biến mâu thuẫn trở thành động lực sáng tạo, đổi mới.

(Lược dịch: Linkedin.com)

Best Group
Viết bình luận
Tên của bạn (*):
Mail của bạn (*):
Mã:
 
Telex   VNI   Off