“Liệu có nên tới trường học kinh doanh?”là một câu hỏi không ít người băn khoăn khi ngày càng có nhiều tên tuổi tự thành lập công việc kinh doanh của riêng mình mà không cần bất kỳ sự đào tạo bài bản nào.
Công ty Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Best (Best Training, Consulting, Promoting Co.) giới thiệu bài viết bàn về vấn đề này của Antonia Neves, nhà báo kinh tế nổi tiếng đã từng phỏng vấn rất nhiều chủ tịch tập đoàn trong Fortune 500 và các doanh nhân hàng đầu.
Trong cuộc đời làm nhà báo kinh tế của tôi, tôi đã phỏng vấn rất nhiều các nhà doanh nghiệp. Điểm chung ở họ là niềm say mê với công việc và điểm khác biệt giữa họ chính là nền tảng giáo dục. Một số người chỉ có tấm bằng tốt nghiệp cấp 3, một số tốt nghiệp đại học, một số khác có bằng thạc sỹ. Như vậy, có thể nói rằng việc tấm bằng nào bạn sở hữu không quyết định đến việc bạn có trở thành nhà doanh nghiệp hay không. Do đó, tôi muốn tìm câu trả lời cho câu hỏi mà nhiều người băn khoăn: “Liệu việc học về kinh doanh có thực sự khiến bản thân trở thành một nhà doanh nghiệp giỏi hơn không?”
Kinh doanh có thể được tiếp thu hiệu quả tại trường học không?
Kinh doanh là một ngành hấp dẫn hiện nay. Có rất nhiều các chương trình học về kinh doanh dành cho sinh viên và những người đã tốt nghiệp. Tuy nhiên, câu hỏi đặt ra liệu đó có phải là kỹ năng có thể được tiếp thu tại trường học chứ không cần phải tại nơi làm việc không?
Theo giáo sư Caroline Daniels của Đại học Babson, trường kinh tế hàng đầu nước Mỹ: “Kinh doanh có thể được giảng dạy, Nhưng niềm đam mê đối với ý tưởng, cơ hội chỉ có thể đến từ các doanh nhân.”
Những người ủng hộ việc giáo dục về kinh doanh nói rằng từ việc học về kinh doanh, học viên có các công cụ nhận ra cơ hội và phát triển các mô hình kinh doanh thành công. Tuy nhiên, đối với nhiều người, giáo dục về kinh doanh không nên chỉ bó hẹp ở khuôn khổ lớp học mà nên được mở rộng.
Doanh nhân Chris Guillebeau, tác giả của tác phẩm bán chạy của tờ báo New York Times “Khởi nghiệp với 100$” nói rằng: “Bạn có thể học tập từ vô số các nguồn. Trải nghiệm mới thực sự là người thầy tốt nhất, nhưng cùng với việc học tập, bạn có thể tiếp thu bằng nhiều hình thức truyền thống và hiện đại khác."
Đối với nhiều người, tấm bằng cử nhân hay thạc sỹ mở cơ hội cho họ đến với kinh doanh. Trên thực tế, nhiều người với tấm bằng thạc sỹ bắt đầu điều hành công ty của chính họ hơn là tìm việc ở bên ngoài. Rất nhiều chủ doanh nghiệp mới khởi nghiệp thấy được giá trị lớn lao mà tấm bằng kinh doanh đem lại cho họ. Michael Karnjanaprakorn, chủ tịch của Skillshare bày tỏ: “Việc học tập ở trường học thật sự đã tạo cho tôi lối tư duy sáng tạo, đổi mới, giúp tôi trở thành một nhà doanh nghiệp giỏi hơn vì nó đã hướng tôi nhìn thế giới theo một cách khác, dẫn dắt tôi thành lập công ty của riêng mình.
Việc theo học kinh doanh tại trường có đem lại giá trị?
“Bằng cấp không phải là vấn đề quan trọng như nhiều người nghĩ” Karnjanaprakorn nói, “Mỗi nhà doanh nghiệp xuất phát điểm khác nhau. Có người bắt đầu khởi nghiệp lúc 18 tuổi, Một số người khác ở tuổi 28 như tôi.”
Tuy nhiên, với tình trạng nợ chính phủ của các sinh viên đang ngoài tầm kiểm soát như hiện nay, chi phí cho việc giáo dục truyền thống là điều đáng cân nhắc, đặc biệt đối những doanh nhân hoài bão khi khả năng họ tự đi theo lối riêng do họ sáng tạo ra là rất lớn.
Guillebeau nghiên cứu về xã hội học và quốc tế nói rằng: “Rất các bạn trẻ bỏ ra hàng chục nghìn đôla để được đào tạo cho công việc không thực dụng.”
Đối với một số người lại có quan điểm khác, với họ trường đại học dành cho họ những trải nghiệm ban đầu. Danial Malik, sinh viên tốt nghiệp năm 2012 nói rằng: “ Trường Babson tạo cho tôi một môi trường an toàn và có kiểm soát để tôi phát triển như một cá nhân và khám phá thế giới và vị trí của tôi trong thế giới ấy. Khi bạn không học đại học, mọi thứ có thể sẽ khó khăn hơn.”
Quyết định: “Liệu có nên đến trường học kinh doanh không?”
Nếu bạn đang băn khoăn có nên tới trường học kinh doanh hay không, câu trả lời ngắn gọn là còn tùy. Giáo dục đại học là một sự đầu tư tài chính lớn. Tất cả những người tôi phỏng vấn đều đề nghị nên tìm hiểu kỹ về chương trình giảng dạy của một trường đại học trước khi đầu tư thời gian và tiền bạc vào nó.
“Bước đầu có vẻ khó khăn” Daniel nói, “Nhưng phương pháp, các cơ hội và môi hình kinh doanh trong trường đại học nơi bạn có thể tiếp xúc với các cá nhân đầy nhiệt huyết, và hoạt động trong các nhóm có thể mang lại lợi ích lớn.”
Liệu bạn nên đến trường hoặc tự mình học hỏi kinh nghiệm? Có vẻ như sẽ tốt hơn nếu có sự kết hợp của cả hai.
Karnjanaprakorn nói rằng: “Có một số điều có thể giảng dạy như các khái niệm, tiêu chí, khung mẫu, nhưng cách duy nhất để học về kinh doanh là thực hành nó.”
(Lược dịch: Businessonmain.msn.com)
Kết luận:
1. Câu trả lời cho câu hỏi "Liệu có nên tới trường học kinh doanh không?" còn tùy thuộc vào bản thân mỗi người nhưng tốt nhất mỗi cá nhân cần trang bị cho mình hành trang về mặt kiến thức và cả những kỹ năng và trải nghiệm. Kiến thức sách vở chỉ đóng vai trò làm nền tảng, còn các kỹ năng và trải nghiệm thực tế mới khơi gợi các ý tưởng và sự sáng tạo, đổi mới.
2. Điều quan trọng trước khi bước vào học tại một ngôi trường, bạn phải xác định rõ liệu những gì bạn sắp sửa được tiếp thu có phù hợp với ngành nghề lĩnh vực bạn mong muốn theo đuổi hay có phù hợp với tình hình xã hội hay không? Phải cân nhắc thật kỹ trước khi đầu tư thời gian, công sức và tiền bạc của mình vào sự giáo dục đó.
3. Tại Việt Nam, đáp ứng nhu cầu và xu thế xã hội, ngày càng có nhiều trường kinh tế, tài chính được thành lập thu hút đông đảo số lượng các bạn trẻ theo học. Kinh doanh, một lĩnh vực đầy rủi ro nhưng cũng hứa hẹn nhiều trải nghiệm thú vị rất cần những cá nhân nhiệt huyết, năng nổ, sáng tạo, không quản ngại khó khăn để hết mình với niềm đam mê kinh doanh và điều quan trọng là mỗi cá nhân cần hành động để được trải nghiệm trong môi trường kinh doanh.