Khi nào nên kiên trì, khi nào nên từ bỏ?

12-11-2012

Từ nhỏ, chúng ta được dạy những bài học về đức tính kiên trì, và xem đó là điều kiện tối cần thiết để đi đến thành công. Nhưng trong một số trường hợp, lựa chọn sáng suốt nhất lại chính là từ bỏ hoặc điều chỉnh lại kế hoạch ban đầu. Doanh nghiệp đang thua lỗ, và bạn cần phải đưa ra quyết định có tiếp tục với sản phẩm và thị trường hiện tại; hay bạn đang chán nản và do dự có nên từ bỏ công việc đã gắn bó lâu năm nhưng dường như không có cơ hội phát triển,…? Dù là bất cứ trường hợp nào, đưa ra quyết định cũng là một việc vô cùng khó khăn, nhất là khi ta đã bỏ ra rất nhiều công sức và tâm huyết.

Bài viết trên Havard Business Review sau đây sẽ đem đến cho bạn một số lời khuyên khi phải đối mặt với những tình huống khó khăn phải đưa ra quyết định tiếp tục hay bỏ cuộc. Và những lời khuyên này đặc biệt hữu ích cho các Doanh nghiệp start-ups. 

Khi bạn chuẩn bị cho một sự thay đổi, sự khác biệt giữa thành công và thất bại thường chỉ là vấn đề thời gian: bạn dồn tâm huyết bao lâu trước khi từ bỏ. Những nỗ lực bắt đầu với nhiều kỳ vọng chắc chắn sẽ càng đáng thất vọng. Ban đã từng nghe đến luật Kanter? Đại ý là: "Tất cả mọi thứ giống như thất bại ở giữa quá trình."

Ở giai đoạn giữa lộn xộn ấy, những trở ngại bất ngờ sẽ xuất hiện. Sự mệt mỏi bắt đầu. Các thành viên trong nhóm đều quay lưng lại. Những chỉ trích thiếu kiên nhẫn nổi lên đúng lúc bạn nghĩ rằng công việc dần đi vào quỹ đạo. Những thách thức khó khăn làm mất nhiều thời gian và chi phí hơn so với dự đoán lạc quan ban đầu.

Đó là lý do tại sao sự bền bỉ và kiên trì rất quan trọng cho bất cứ ai đang chèo lái một công việc kinh doanh mới, hay thay đổi dự án một phần hoặc hoàn toàn. Nhưng khoảng thời gian khốn khổ ấy đem đến một sự lựa chọn: Bạn gắn bó với công việc kinh doanh và thực hiện các điều chỉnh giữa giai đoạn, hoặc bạn từ bỏ nó? Bạn có hỗ trợ những người có phận sự tiến bộ mặc dù công việc vẫn chưa kết thúc, hay bạn bỏ rơi họ?

Tồn tại và trụ vững, cùng nỗ lực có thể đi đến thành công. Rút lui ở giai đoạn giữa lộn xộn, và theo định nghĩa thì những nỗ lực này sẽ chỉ là thất bại. Vấn đề đặt ra cho bạn là quyết định đúng hướng đi.

Cho dù bạn là một công ty start-up, một viên chức mới được tiến cử, hoặc bạn với dự án thú cưng của riêng bạn, có 12 câu hỏi có thể giúp bạn quyết định liệu có nên ngừng hoạt động hay giúp nó vượt qua thời điểm hỗn độn:

1. Liệu những lý do ban đầu cho các nỗ lực vẫn còn có ý nghĩa, khi không có thay đổi tác động bên ngoài?

2. Nhu cầu cần cho giải pháp này vẫn chưa được đáp ứng, hoặc các giải pháp cạnh tranh vẫn chưa được chứng minh?

3. Tình hình có trở nên tồi tệ hơn nếu dừng tất cả mọi nỗ lực?

4. Chi phí khi tiếp tục và chi phí để khởi động lại?

5. Tầm nhìn có thu hút nhiều người ủng hộ hơn?

6. Liệu các nhà lãnh đạo có còn nhiệt tình, sự gắn bó, và tập trung nỗ lực?

7. Có sẵn các nguồn lực để tiếp tục đầu tư và điều chỉnh hay không?

8. Sự hoài nghi và chống đối có suy giảm?

9. Nhóm làm việc có động lực để tiếp tục?

10. Những thời hạn quan trọng và các sự kiện quan trọng có được đáp ứng?

11. Có dấu hiệu nào của sự tiến bộ, trong đó một số vấn đề đã được giải quyết, các hoạt động mới đang được triển khai, và xu hướng tích cực?

12. Liệu có một thành tựu cụ thể - ví dụ như một cuộc trưng bày sản phẩm thành công, mẫu thử nghiệm mới,...?

Nếu câu trả lời chủ yếu là “Có”, vậy bạn đừng nên bỏ cuộc. Tìm ra những chuyển hướng cần thiết, chiến thuật vượt qua những trở ngại, tìm cách gắn bó lại nhóm, trả lời những bình luận, và thuyết phục để có nhiều thời gian và nguồn lực hơn. Tất cả mọi thứ đòi hỏi sự kiên cường.

Nếu xu hướng cho các câu trả lời là “Không”, hãy lựa chọn từ bỏ. Kiên nhẫn không có nghĩa là bướng bỉnh.

(Theo Kenny Rogers, lược dịch từ hbr.org)

 BEST’s comments:

1.      Trong kinh doanh hay cuộc sống nói chung, việc đưa ra lựa chọn tiếp tục hay từ bỏ luôn là một vấn đề vô cùng khó khăn. Bài viết đã chia sẻ những lời khuyên vô cùng hữu ích, đặc biệt là với những doanh nghiệp start-ups khi phải lựa chọn giữa tiếp tục theo đuổi kế hoạch kinh doanh đã đề ra hay đi theo một hướng mới.

2.      Kiên nhẫn là một đức tính tốt, nhưng đôi khi bạn cũng phải học cách từ bỏ. Thành công đòi hỏi sự cân bằng giữa mọi yếu tố. Bỏ cuộc không có nghĩa là thua cuộc. Đó chỉ đơn giản là một sự lựa chọn mới, để bắt đầu một khởi đầu mới.

3.      Tin tưởng vào con đường đã chọn, đánh giá đúng thực chất và lòng đam mê là những gì bạn cần. Thời gian không đợi một ai cả, vì vậy quyết định nên gắn bó hay từ bỏ chính là quyết định thành công hay thất bại trong tương lai! BEST chúc bạn luôn đưa ra những quyết định sáng suốt và đúng thời điểm!

 

Công ty Đào tạo, Tư vấn và Phát triển BEST xin đồng hành cùng các bạn thông qua các hoạt động hợp tác cùng với các trung tâm:

- Trung tâm tuyển dụng nhân sự cao cấp Star Jobs: http://www.starjobs.vn/

- Trung tâm tư vấn Tầm nhìn VISIONS: http://visions.com.vn/

- Trung tâm đào tạo BEST với nhiều khóa học cho doanh nghiệp, xem chi tiết tại: http://best.edu.vn/pro/chuong-trinh-dao-tao-va-hop-tac-doanh-nghiep.d-261.aspx

Với các khóa học về kỹ năng liên quan như:

- Kỹ năng lãnh đạo hiệu quả: http://best.edu.vn/pro/chuong-trinh-dao-tao-ky-nang-lanh-dao-hieu-qua.d-510.aspx

- Kỹ năng ra quyết định: http://best.edu.vn/pro/chuong-trinh-dao-tao-ky-nang-ra-quyet-dinh.d-520.aspx

- Kỹ năng Giải quyết vấn đề: http://best.edu.vn/pro/chuong-trinh-dao-tao-ky-nang-giai-quyet-van-de.d-519.aspx

Và rất nhiều khóa học bổ ích khác.
Chúc các bạn thành công!

 

Best Group
Viết bình luận
Tên của bạn (*):
Mail của bạn (*):
Mã:
 
Telex   VNI   Off