Nhân viên thiếu tôn trọng - tham khảo 7 cách sau!

06-10-2012

 

kỹ năng lãnh đạo, đào tạo bestBạn có đang cảm thấy các nhân viên của bạn không tôn trọng mình? Đó có thể là do bạn đang thất bại ở một trong 7 vấn đề sẽ được đề cập sau đây.

Có được sự tôn trọng của nhân viên nằm trong mối tương quan trực tiếp với việc đối xử với người khác một cách tôn trọng. Thể hiện sự tôn trọng tưởng chừng là một kỹ năng cơ bản, bởi thế nên bằng cách này hay cách khác những lời phàn nàn về sự thiếu tôn trọng lẫn nhau đã trở thành chủ đề lan tràn trong phòng nghỉ hay phòng vệ sinh của các công ty văn phòng.

Phải chăng các bậc phụ huynh và các giáo viên đang trốn tránh trách nhiệm trong việc biến chúng ta thành những công dân tốt đẹp hơn? Có thể, những quy chuẩn về văn hóa  đã thay đổi. Các gia đình cho phép thói quen cư xử thân mật suông sã hơn, và các trường học đang tập trung vào kết quả thi cử và quy mô lớp hơn là dạy dỗ nhưng Johnny và Susie nhỏ bé trở thành những nhà lãnh đạo vĩ đại.

Tuy nhiên, cho dù bạn là một người quản lý hay một thành viên đóng góp trong nhóm, khả năng khiến người khác tôn trọng của bạn sẽ có tác động đến cảm xúc  cũng như  sự nghiệp của bạn. Một vài người có quyền lực tin rằng họ được quyền tôn trọng đơn giản bởi vì địa vị hay kinh nghiệm của họ, nhưng kiểu tôn trọng này đang giảm dần theo thời gian.

Dưới đây là 7 bí quyết để bạn trở thành một lãnh đạo dễ dàng có được sự tôn trọng của nhân viên.

1)      Hãy kiên định ý kiến, trước sau như một

Nếu bạn cảm thấy bạn thiếu độ tin cậy, có lẽ là bởi vì bạn đang nói một đằng làm một nẻo. Mọi người sẽ thật sự chú ý đến những điều bạn nói cho tới khi bạn cho họ lý do để không chú ý nữa bởi bạn đang làm điều ngược lại với cái đã nói. Bạn không cần trở nên có thể dự đoán, chỉ cần đừng là một kẻ đạo đức giả.

2)      Hãy đúng giờ

Không người nào khiến tôi thiếu tôn trọng hơn là khiến cho tôi phải chờ đợi. Thời gian là hàng hóa có giá trị nhất của những người thành đạt. Lỡ mất cuộc hẹn hay đến muộn chứng tỏ rằng một sự thiếu tôn trọng hoàn toàn cuộc sống và nhu cầu của người khác. Hãy kiểm soát lịch của bạn.

3)      Sẵn sàng hồi đáp

Thử thách đối với quản lý liên hệ trong thời kì hiện nay là có quá nhiều phương tiện để giao tiếp. Giữa Twitter, Facebook, Messenger, tin nhắn, điện thoại, Skype và Facetime…người ta trở nên bối rối để xác định cách tốt nhất để tiếp cận với bạn.  Và thậm chí với tất cả các kênh nói trên, một vài người vẫn không thể giao tiếp một cách hiệu quả, khiến cho đồng nghiệp phải chạy theo họ thời gian của họ. Vì thế cần giới hạn các kênh giao tiếp của bạn và hồi đáp trong vòng 24 giờ.

4)      Cố gắng đúng đắn nhiều nhất có thể nhưng hãy thoải mái khi gặp sai lầm

Cách đơn giản để có thể trở nên đúng đắn là làm các “bài tập về nhà” của bạn và khẳng định các dữ kiện thực tế đã được xem xét một cách cẩn thận và hợp lý. Dù vậy, đôi khi bạn phải dự đoán một vài sự việc trong khi thông tin quá thiếu để có thể xác định một cách chắc chắn. Hãy coi đó là một rủi ro và quản lý các kết quả mong đợi của mình. Và nếu bạn sai lầm, hãy mỉm cười và vui vẻ với những gì bạn đã học được thông qua đó.

5)      Tha thứ sai lầm cho người khác và cho chính bản thân bạn

Nếu như bạn không bao giờ phạm lỗi tức là bạn chưa thực sự cố gắng với thử thách. Những nhà lãnh đạo tài giỏi khuyến khích thử nghiệm và tạo ra  những môi trường cho thất bạn an toàn. Khuyến khích mọi người mạo hiểm có giới hạn và tạo ra một ví dụ làm thế nào để thoát khỏi sai lầm đó và phục hồi phong độ.

6)      Thể hiện sự tôn trọng người khác cho dù họ đúng hay sai

Miệt thị hay thiếu tôn trọng người phạm lỗi sẽ ảnh hưởng tới bạn tệ hơn là tới người đó. Ngược lại, bất kỳ sự ghen tị đối với người đang thành công sẽ bị nhận ra bởi những người xung quanh. Hãy sống như thể bạn đang ở trong một cơ thể thủy tinh, tất cả mọi người có thể nhìn xuyên thấu trái tim bạn.

7)      Giúp đỡ những người dưới quyền những đừng quá nhiều

Những lãnh đạo tốt giúp đỡ mọi người xung quanh trở nên thành công bằng cách vượt quá những yếu điểm của mình. Nhưng sự tôn trọng người lãnh đạo bị sẽ mất đi nhanh chóng khi trở nên quá nhân nhượng với những người thường xuyên gây ra vấn đề cho sự thành công của nhóm. Hãy biết khi nào nên hỗ trợ những người yếu kém và khi nào nên loại trừ họ khi mà họ làm ảnh hưởng đến kết quả chung.

Ngày nay có quá nhiều người thừa nhận vị trí lãnh đạo mà không xem xét tới khả năng ảnh hưởng tới người khác của mình. Không gian lãnh đạo trong kinh doanh hiện nay cho phép họ tồn tại miễn sao có được những kết quả có thể chấp nhận. Cuối cùng khả năng lãnh đạo của bạn sẽ không được ghi nhận thông qua bằng MBA bạn có, con số doanh thu bạn tạo ra hay những chiến lợi phẩm bạn dành được. Hơn hết, đó chính là sự ảnh hưởng cá nhân tích cực bạn tạo ra.

(Theo Kevin Daum, lược dịch từ Inc.com)

Visions  Management Solutions' comment:

Làm một nhà lãnh đạo uy quyền khiến mọi người phải e dè dễ dàng hơn rất nhiều việc trở thành nhà lãnh đạo được mọi người tôn trọng một cách thật lòng. Sự tôn trọng đó được gây dựng bởi rất nhiều yếu tố: địa vị của bạn, năng lực và kinh nghiệm của bạn, những thành quả lãnh đạo bạn đã đạt được… và quan trọng vô cùng chính là cách hành xử của chính bạn đối với người khác, hãy chính trực và đừng làm điều gì để phải che đậy.

Bạn cần phải hoàn thiện kỹ năng lãnh đạo của bản thân, xác định được vai trò của mình trong tổ chức, thấu hiểu bản thân và nhân viên, lựa chọn phong cách lãnh đạo phù hợp để có thể dẫn dắt các thành viên trên con đường đi tới mục tiêu chung. Đừng nên bỏ qua những yếu tố tưởng chừng nhỏ nhặt mà có thể làm giảm giá trị tôn trọng của mình trong mắt người khác, hãy đứng trên lập trường của bản thân và những người xung quanh để có thể đưa ra những quyết định và hành động hiệu quả nhất.

VMS
Viết bình luận
Tên của bạn (*):
Mail của bạn (*):
Mã:
 
Telex   VNI   Off