Rất nhiều người trong số chúng ta muốn trở thành lãnh đạo và muốn tìm cho mình một phong cách lãnh đạo hiệu quả. Làm thế nào để trở thành một nhà lãnh đạo vừa được yêu mến, vừa điều hành công việc kinh doanh tốt để đưa doanh nghiệp đến Thành công?
Công ty Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Best (Best Training, Consulting & Promoting Co.) giới thiệu bài viết của Kevin Daum, một diễn giả, nhà marketing nổi tiếng và tác giả của những quyển sách bán chạy tại Mỹ.
Môi trường kinh doanh ngày nay đòi hỏi những người cầu tiến và các nhà lãnh đạo hiệu quả để đưa tổ chức đi lên. Đôi khi mọi người tập trung quá nhiều vào sự mạnh mẽ và quyết đoán mà quên đi khía cạnh nhân văn.
Sau đây là các phẩm chất lãnh đạo nổi bật được xếp theo 12 cặp:
1. Tự tin và thể hiện sự đồng cảm
Mọi người sẽ ủng hộ bạn nếu bạn cho họ thấy bạn hiểu rõ điều mình đang làm và đích đến của bạn. Tuy nhiên, không phải ai cũng thấy được hướng đi của bạn cũng như đi cùng nhịp với bạn. Nhìn hướng đi từ cái quan điểm của họ và giúp họ tìm lối đi.
2. Luôn đúng giờ và thể hiện sự vị tha
Các nhà lãnh đạo hiệu quả quản lý tốt thời gian của mình và tôn trọng từng phút của người khác. Tuy nhiên, có lúc mọi người vì những lý do khách quan mà không thể đúng giờ. Khi đó, hãy tìm hiểu rõ nguyên nhân trước khi đổ lỗi cho ý thức của họ.
3. Tự hào và thể hiện sự khiêm nhường
Bạn nên tự hào với những thành tựu của mình và tạo động lực hướng đến các thành tựu tiếp theo. Tuy nhiên, hầu hết mọi người đều ngưỡng mộ các lãnh đạo coi thành công đạt được là nhờ những người khác và thành tựu của họ là thành công của những người hỗ trợ họ.
4. Kỷ luật và thể hiện tính nhân văn
Các nguyên tắc, quy định nghiêm ngặt là điều khiến các công việc được thực hiện hiệu quả. Tuy nhiên, con người không phải là robot. Hãy để họ là con người, được nghỉ ngơi, và lấy lại năng lượng. Hãy thể hiện cho họ thấy bạn là người vui tính. Một chút hài hước sẽ giúp kết nối mọi người và thể hiện khía cạnh con người của bạn.
5. Được công nhận và thể hiện sự công nhận
Nên cởi mở đón nhận phần thưởng hay lời khen ngợi khi bạn được tặng, nhưng nhận hết thành tích về mình sẽ không khơi cảm hứng cho các nhân viên của bạn. Chia sẻ thành quả với họ. Giúp mọi người tham gia và hưởng thụ thành quả.
6. Dũng cảm và ứng xử linh hoạt với hoàn cảnh.
Các nhà lãnh đạo giỏi luôn đi đầu mặt trận và đóng vai trò điều khiển, dẫn dắt đội quân. Tùy từng hoàn cảnh, phân bổ thời gian, nguồn lực một cách khéo léo để giữ tinh thần đội luôn phấn chấn, cảnh giác và chuẩn bị cho các trận đấu lớn phía trước.
7. Chủ động và thể hiện sự thận trọng
Tinh thần luôn chuẩn bị sẵn sàng cho mọi thứ là một đức tính tốt và một nhà lãnh đạo giỏi cần biết cách khuấy động không khí sôi nổi. Sức mạnh cũng có thể được làm nên từ sự thận trọng và tài suy đoán .
Các nhà lãnh đạo luôn được đánh giá cao khi dành thời gian cân nhắc tới các sự lựa chọn trước khi mạo hiểm vào những điều mới mẻ.
8. Có hướng đi và thể hiện sự cân nhắc
Bạn thành công bởi bạn biết cách chèo lái công việc của chính mình. Tuy nhiên, bạn cần khiến những người làm việc cho bạn tin tưởng mình. Đơn giản hãy nói cho họ biết hướng đi của bạn là đúng đắn. Giải thích cho họ thấy sự lựa chọn của bạn sẽ có tác động tích cực tới họ. Hãy nhớ rằng trải nghiệm của họ khác với bạn, vì vậy giúp họ hiểu đúng.
9. Chắc chắn và thể hiện lòng trắc ẩn
Hầu hết các nhà lãnh đạo giỏi được yêu mến không phải vì họ không nghiêm. Họ làm nên cấu trúc cho thành công và đảm bảo rằng các giới hạn được đưa ra rõ ràng. Nếu mọi người mắc sai lầm, sửa chữa cho họ và giúp họ đi lên.
10. Rộng lượng và thể hiện sự biết ơn
Các nhà lãnh đạo chia sẻ bản thân họ, chia sẻ thời gian, kiến thức, năng lượng, động lực và hiểu biết. Họ biết rằng họ cho đi càng nhiều, đội của họ càng có được nhiều thành công. Các nhân viên của họ cũng dành tặng nhiều điều. Các nhà lãnh đạo cần đánh giá cao những gì nhóm đã đạt được để khiến nhóm cảm thấy thỏa đáng. Một nhà lãnh đạo biết ơn luôn có những nhân viên trung thành.
11. Lắng nghe và thể hiện sự cảm kích
Lắng nghe là điều quan trọng nhưng các nhà lãnh đạo có thể thường phải phản bác lại các ý kiến. Lắng nghe không phải là chấp nhận. Khi không đồng tình với những ý kiến, các nhà lãnh đạo khéo léo phải khiến các nhân viên cảm thấy cảm kích vì đã có cơ hội chia sẻ quan điểm của họ.
12. Có khí phách lãnh đạo và thể hiện nhún nhường
Nói một cách đơn giản, các nhà lãnh đạo hiệu quả và khéo léo nhất là những người hiểu khi nào nên nhún nhường và để người phù hợp nhất lãnh đạo.
(Lược dịch: Inc.com)
Kết luận:
1. Mười hai cặp nguyên tắc giúp bạn lãnh đạo hiệu quả: Tự tin và thể hiện sự đồng cảm; luôn đúng giờ và thể hiện sự vị tha; tự hào và thể hiện sự khiêm nhường; giữ kỷ luật và thể hiện tính nhân văn; đón nhận những lời khen tặng và đánh giá cao công lao của người khác; dũng cảm và ứng xử linh hoạt với hoàn cảnh; chủ động và thể hiện sự thận trọng; cho người khác thấy hướng đi của bạn là đúng đắn và thể hiện sự cân nhắc; luôn vững vàng và thể hiện lòng trắc ẩn; rộng lượng và thể hiện sự biết ơn; lắng nghe và thể hiện sự cảm kích; có khí phách lãnh đạo và thể hiện sự nhún nhường.
2. Không phải nhà lãnh đạo nào cũng biết cách đặt mình vào vị trí của các nhân viên để hiểu họ, đồng cảm với họ, từ đó đưa ra các biện pháp lãnh đạo hiệu quả, đúng đắn.
3. Mỗi người có những cá tính, đặc điểm khác nhau. Họ đem những cá tính, đặc điểm đó vào việc lãnh đạo, quản lý từ đó làm nên sự đa dạng trong phong cách lãnh đạo. Tuy nhiên, dù ở phong cách lãnh đạo nào, các nguyên tắc chung nên được áp dụng để tạo sự lãnh đạo hiệu quả, làn nên thành công cho tổ chức