Điều hành một công ty mới hoạt động khó khăn hơn rất nhiều so với điều hành một công ty đã hoàn thiện nhiều rồi. Liệu bạn có khả năng tạo ra một sự quá độ cho công ty hay không?
Là một CEO, sẽ rất tuyệt vời khi bạn có thể tận dụng những khả năng của mình để đưa công ty tới một mức tiếp theo. Nhân vật Vua Richard đệ nhị trong tác phẩm của Shakespeare khi suy ngẫm về sự lãnh đạo của chính mình đã yêu cầu mang ra một chiếc gương và nói “Chỉ cần đưa ta một chiếc gương và ta sẽ đọc những gì trong đó.” Điều tưởng chừng như bốc đồng của Vua Richard đệ nhị trong trường hợp này là đúng, nếu ta suy nghĩ một cách kỹ lưỡng, thì điều đó có nghĩa là: Có một tầm nhìn rõ ràng về bản thân là một điều vô cùng quan trọng.
Tự đánh giá bản thân là rất khó – bởi vì bạn có các quyền lợi cao và khó có thể khách quan khi bạn đã đổ mồ hôi, nước mắt và cả xương máu vào công ty của mình – tuy nhiên điều này là hoàn toàn cần thiết. Làm trước thì tốt hơn là để muộn mới làm. Richard đã đợi quá lâu để tự đánh giá bản thân mình, và người em họ đã lợi dụng những điểm yếu của ông để lật đổ triều đại của ông. Nếu như bạn có những nhà đầu tư bên ngoài đầu tư vào công ty của bạn, họ sẽ đánh giá bạn gần như mỗi ngày. Tốt hơn hết là bạn nên bước trước họ một bước.
Rất nhiều CEO đều tự suy ngẫm liệu mình có phải là người phù hợp với công việc này hay không. Điều này xảy ra rất thường xuyên, bởi vì họ đang làm công việc của mình rất tốt và công việc kinh doanh đang phát triển. Tuy nhiên vai trò của một CEO trong một doanh nghiệp mới khởi sự cực kỳ khác biệt so với vai trò của CEO ở trong một doanh nghiệp thành công đang hoạt động ở một quy lớn. Vai trò đó khác biệt như thế nào có lẽ nên là một chủ đề cho một mục báo khác, chỉ cần nói rằng nó yêu cầu phải có một ban quản trị cực kỳ nhanh nhẹn để dẫn dắt công ty thành công trong suốt vòng đời của công ty. Cũng cần phải ghi nhớ là vai trò của CEO - ở bất kỳ giai đoạn nào – cũng mang trọng trách rất lớn, với những lúc thăng và những lúc trầm thậm chí khiến cho những giám đốc cứng rắn nhất cũng phải nghi ngờ về bản thân họ. Khi một vị CEO bắt đầu tiến hành đánh giá bản thân, dù đó là tự đề xướng hay bị bắt buộc bởi những người khác, họ sẽ thường có ba lựa đề xuất sau đây:
1. Bỏ đi những định kiến của bạn về sự chuyển đổi của các CEO. Cần hiểu rằng, suy nghĩ né tránh mang trọng trách: Bạn có đang chấp nhận những sai sót hay không, điều đó có nghĩa là bạn sẽ không thể trở thành một Bill Gates hay một Steve Jobs tiếp theo?
Trên thực tế, những thay đổi của CEO giống một quy luật hơn là một sự ngoại lệ trong sự phát triển của các công ty lớn cả ở bên trong và bên ngoài. Trong khi báo chí tôn vinh những doanh nhân như Mark Zuckerberg, người đã lãnh đạo một công ty đơn lẻ từ lúc thành lập cho tới lúc phát triển rộng rãi, thì hầu hết những doanh nhân- CEO tài giỏi nhất lại không lãnh đạo một công ty duy nhất trong suốt cuộc đời họ.
Brad Keywell, một doanh nhân sống ở Chicago, người đồng sáng lập ra một loạt các công ty rất thành công như Groupon, Ngân hàng Media và Echo Global cho biết: “Tôi đặt ra hai câu hỏi: Liệu tôi có thuê tôi làm CEO để dẫn dắt công ty phát triển hay không? Liệu tôi có đánh giá những gì tôi không biết và những gì người ủy thác khác đưa ra hay không?”. Nói một cách khác, ông đang tự đánh giá mình trên quan điểm của một người khác – đó chính là cổ đông. Ông chia sẻ: “Tôi hiểu rằng kết quả hoạt động trong tương lai của công ty sẽ là sự phản ánh tốt nhất về tôi, chứ không phải là vai trò của một CEO.”
Sức mạnh bí mật trong cách tiếp cận của Brad đó là những CEO giống ông giành được cổ phần một cách vất vả trong rất nhiều công ty qua thời gian. Những nhà đầu tư mạo hiểm gọi những cá nhân này là các doanh nhân theo chuỗi, và họ là những người tạo ra của cải đáng tin cậy nhất trên thế giới. Bạn hãy xem xét theo cách này: Nếu bạn là một nhà đầu tư, liệu bạn sẽ đầu tư vào một con tàu hay một đội tàu?
2. Tìm kiếm những cố vấn có kinh nghiệm và độc lập. Mỗi người – không chỉ những CEO – có thể được lợi từ những người có khả năng lái những đánh giá bản thân quay về đúng quỹ đạo khi những đánh giá đó bị bóp méo. Khẩn khoản xin những lời khuyên từ những người thực sự khách quan có thể giúp bạn có được cái nhìn cân bằng về bản thân hơn là chỉ coi mình là trung tâm.
Công cụ mạnh mẽ dành cho các CEO đó là quá trình đánh giá 360o . Các chuyên gia thu thập thông tin giấu tên từ những nhân viên, khách hàng và những người ủy thác khác, rồi cung cấp từng chút một những quan sát đó cho CEO. Trong hiệp hội các doanh nghiệp mới, chúng tôi thường xuyên tiến hành đánh giá 360o và việc làm này rất có hiệu quả. Bạn nên dành sự quan tâm đặc biệt tới sự phản hồi của các khách hàng hoặc các nhà đầu tư trong những trường hợp trao đổi sản phẩm hoặc dịch vụ, đồng thời bạn cũng cần quan tâm cả những nhân viên của bạn nữa. Quan tâm tới sự phản hồi của khách hàng hoặc nhà đầu tư cho bạn biết bạn nên đo lường như thế nào những việc đã làm so với những kỳ vọng bạn đặt ra. Quan tâm tới nhân viên thể hiện sự chân thật thẳng thắn mà chỉ xảy ra với những người có hiểu biết sâu sắc và giấu tên.
3. Không phán xét. Đề xuất cuối cùng đối với các CEO đó là không nên chỉ trích những điểm yếu của mình. Tránh phản ứng giống như vua Richard đệ nhị khi nhìn chăm chú vào chiếc gương, khi ông không thích những gì mình nhìn thấy, ông đã đập vỡ nó, điều đó báo trước sự kết thúc triều đại của ông. Bạn sẽ không ở vị trí lãnh đạo một công ty thành công, và suy nghĩ về vai trò của bạn đối với sự phát triển của công ty trong tương lai – khi bạn không phải là một cá nhân xuất sắc. Thay vào đó, bạn hãy dùng hiểu biết sâu sắc của bạn gồm có những sự đam mê mãnh liệt và so sánh với những yêu cầu của công ty. Chỉ khi bạn có thể điều chỉnh cách tiếp cận của bạn, vị trí của bạn hoặc chính công ty và tiếp tục cuộc hành trình.
Một công ty muốn phát triển cần phải có một người lãnh đạo giỏi. Một người lãnh đạo giỏi không phải chỉ dựa vào chức vụ CEO trong công ty, mà phải dựa vào năng lực của người đó.
Để có được những quyết định đúng đắn về hướng đi của công ty trong tương lai, bạn cần phải biết tự đánh giá bản thân một cách toàn diện và sâu sắc, tiếp thu lắng nghe ý kiến của người khác, đứng trên quan điểm của nhân viên, nhà đầu tư để có thể hiểu rõ mọi vấn đề và điều chỉnh hành động của mình.