Làm thế nào để lãnh đạo theo mục đích?

Bạn có thể mô tả mục đích kinh doanh của bạn trong một câu đơn giản không? Bạn hay bất kỳ ai  có liên quan tới công ty của bạn có lý do nào để tin vào sứ mệnh đó hay không? John Baldoni, một giáo sư nổi tiếng thế giới chuyên giảng dạy về kỹ năng lãnh đạo cho rằng một tổ chức thành công là bởi mọi người trong tổ chức biết chính xác họ phải làm gì và tại sao họ phải làm thế? Ngay cả khi mới thành lập, doanh nghiệp cũng cần xem xét nhất quán sứ mệnh và mục đích của mình nhằm đảm bảo sự phát triển và thành công của công ty.

Là tác giả của cuốn “Lãnh đạo theo mục đích: Hãy để tổ chức của bạn tin vào chính mình” (Lead with Purpose: Giving Your Organization a Reason to Believe in Itself), John Baldoni đã đưa ra những quan điểm về định nghĩa thế nào là phẩm chất và trách nhiệm của người lãnh đạo theo mục đích.

 

Bài phỏng vấn được thực hiện  bởi bà Marla Tabaka, chuyên gia đào tạo kinh doanh và kỹ năng sống, người có 25 năm kinh nghiệm làm việc trong các doanh nghiệp, các doanh nghiệp mới thành lập và các doanh nghiệp thầu khoán.

Nói chung, những nhà lãnh đạo, đặc biệt là các doanh nhân thường là những người chấp nhận rủi ro, tuy nhiên những nhân viên mà họ quản lý không phải lúc nào cũng thích nghi với sự không chắc chắn. Vậy làm thế nào người lãnh đạo có thể giúp người của anh ta cảm thấy tin tưởng, ngay cả khi phải đối mặt với những thay đổi và bất ổn?

Sự bất ổn là một thực tế của thế giới ngày nay. Thực ra chúng ta đã luôn phải sống trong tình trạng bất ổn định, tuy nhiên chỉ sau khi cuộc khủng hoảng năm 2008 xảy ra, chúng ta mới cảm thấy càng ngày càng dễ bị tổn thương hơn. Những định chế tài chính mà chúng ta hằng tin tưởng lại khiến chúng ta thất vọng và vì vậy tất cả chúng ta đều cảm thấy bất ổn. Tùy thuộc những người lãnh đạo có nhận ra thực tế mới này hay không. Tôi gọi đó là “thử làm những điều tưởng như không thể làm được”. Khi một loạt khó khăn xuất hiện cùng lúc, nếu chúng ta hướng về tương lai và coi những khó khăn đó chỉ là một chuỗi các sự kiện hoặc thách thức, thì chúng ta có thể sẽ có kế hoạch giải quyết mọi việc tốt hơn. Những nhà lãnh đạo sẽ làm việc đó thay cho chúng ta. Ví dụ, tôi đang là chủ một doanh nghiệp nhỏ và có một công ty lớn tham gia vào thị trường của tôi, một số nhân viên có lẽ nghĩ rằng “chúng ta chết chắc rồi”. Nhưng mọi việc không phải hoàn toàn như vậy. Là người lãnh đạo, tôi phải là người nhận ra thực tế. Tôi phải chú trọng vào những gì công ty đã làm tốt, tìm ra nguyên nhân và cách thức để nhân viên của công ty làm nổi bật lợi thế cạnh tranh đó.

Trong cuốn sách gần đây, ông mô tả tầm quan trọng của việc “xác định mục đích”. Vậy ông có thể nói rõ hơn về điều này của nghĩa ý nghĩa gì và quá trình xác định được mục đích như thế nào?

Khóa học Kỹ năng lãnh đạo và quản lý tại Doanh nghiệp

Mục đích chính là chất xúc tác cho tổ chức. Nó cung cấp cho tổ chức lý do và cách thức hoạt động: Vì lý do gì mà chúng ta muốn đạt được điều đó? Bằng cách nào mà chúng ta có thể làm được điều đó? Xác định những điều này rõ ràng sẽ là động lực để tiến tới hành động. Mục đích cũng chỉ là khởi đầu cho việc xác định tầm nhìn, sứ mệnh và các giá trị của công ty. Tầm nhìn là những gì chúng ta khao khát đạt được; nó là một quá trình định hướng tương lai, đích đến của tổ chức. Sứ mệnh là điều bạn làm, nó là quá trình thực hiện. Các giá trị là những gì giúp gắn kết tổ chức, nó là cơ sở xác định trách nhiệm của tổ chức và cá nhân. Nhận biết được mục đích của mình sẽ giúp bạn nhìn nhận mọi việc rõ ràng hơn. Những nhà lãnh đạo phải làm việc vất vả để gắn kết những gì mà mỗi cá nhân thực hiện với thành công của tổ chức. Chúng ta đã biết vấn đề này khá rõ, tuy nhiên hãy tin tôi đi, trong khi hầu hết nhân viên đều biết rõ chức năng nhiệm vụ của họ, nhưng chỉ có rất ít người biết làm việc vì lợi ích của người khác, đặc biệt là vì lợi ích của công ty.

Rất nhiều chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ không nghĩ họ là người lãnh đạo công ty. Họ thuê bạn bè hoặc kết bạn với nhân viên của mình. Ông sẽ nói gì với những doanh nghiệp này để họ nhận thức được vai trò lãnh đạo của họ?

Khi thuê bạn bè làm nhân viên bạn cần phải rất khéo léo nếu không bạn có thể phá hủy tình bạn của mình. Bởi là người lãnh đạo doanh nghiệp, bạn luôn phải là người chịu trách nhiệm chính, luôn là người đưa ra quyết định cuối cùng cho mọi vấn đề, do đó có thể bạn sẽ động chạm tới lòng tự trọng của người khác. Lãnh đạo là một quá trình hướng dẫn và đưa ra định hướng, đồng thời gắn kết mọi người với nhau vì một mục đích chung. Khi gió thổi ở sau lưng bạn, thì đó chỉ là một cơn gió nhẹ; nhưng khi gió quất thẳng vào mặt bạn – cũng giống như có nhiều khó khăn đến với doanh nghiệp – thì tức là nó đang đe dọa bạn. Lãnh đạo không phải chỉ về vị trí và chức vụ, mà đề cập đến việc làm những gì đúng cho tổ chức. Tuy nhiên nếu bạn giữ chức vụ chủ tịch hoặc Tổng giám đốc điều hành công ty thì bạn phải là thực hiện vai trò của người lãnh đạo công ty: sáng suốt, có mục đích và quyết đoán.

Đối với một người lãnh đạo giỏi, điều quan trọng nhất là phải biết tự nhận thức về bản thân. Trong những công ty lớn hơn, người ta thường áp dụng những quy trình đánh giá cá nhân. Ông có lời khuyên gì cho người chủ sở hữu doanh nghiệp nhỏ không?

Những bản tự đánh giá năng lực cá nhân được thiết kể để đưa ra một cái nhìn tổng thể về tính cách của bạn. Những bản đánh giá mà tôi đề cập ở đây chủ yếu là về năng lực lãnh đạo. Kết quả của các bản đánh giá này rất chính xác, nhưng không thể xem đó là bản đánh giá tổng thể được. Khi sử dụng các bản đánh giá này trong quá trình đào tạo nhân viên, nó có thể giúp bạn nâng cao khả năng tự nhận thức bản thân. Chúng ta thường nói những bản đánh giá là sự can thiệp, và vì vậy nó gây ra sự ngắt quãng. Cho nên hãy sử dụng chúng như những công cụ để học hỏi chứ không để định nghĩa một cách cụ thể và chính xác.

Rất nhiều doanh nghiệp nhỏ sử dụng nhân viên thời vụ để hoàn thành công việc, mà không có nhân viên chính thức của công ty. Ông có thể lấy một số ví dụ để chúng tôi hiểu lý do vì sao những phẩm chất của nhà lãnh đạo vẫn rất quan trọng đối với doanh nghiệp, ngay cả khi doanh nghiệp đó không có nhân viên?

Người lãnh đạo thường đưa ra định hướng cho những người khác làm theo, không cần quan tâm đó là nhân viên của công ty hay các nhà thầu hay những người bán hàng. Lãnh đạo cá nhân là một quá trình lãnh đạo chính bản thân họ. Điều đó có nghĩa là bạn hành động chủ động, sáng tạo và trách nhiệm. Đồng thời bạn cũng phải tự chịu trách nhiệm cho kết quả của những hành động của mình.

Chúng ta làm việc với nhiều kiểu tính cách và kiến thức khác nhau trong thế giới đa dạng này. Vậy thì theo ông, một nhà lãnh đạo non trẻ cần phải tự mình làm gì để có thể giao tiếp hiệu quả với những kiểu phong cách khác nhau mà có thể anh ta sẽ gặp phải trong cuộc hành trình của mình?

Trước hết, bạn hãy là chính mình, nhưng cũng phải tỉnh táo. Bạn đối xử với mọi người giống như là những người cống hiến, những người đã gắn tổ chức của bạn và bạn vào thành công của họ. Tất nhiên sẽ có nhiều cấp bậc khác nhau, nhưng nhìn chung ở đất nước này chúng ta có vị trí thấp trong hệ thống cấp bậc xã hội. Chúng ta tôn trọng nhưng không theo đúng hệ thống đó. Cái tên sẽ là nền tảng của mỗi người cho dù người đó có là Tổng Giám đốc. Mặt khác bạn chỉ tin tưởng con người qua những gì họ thể hiện. Giao tiếp bao hàm nhiều hơn cả những lời nói, đó là lắng nghe và tiếp thu từ những gì bạn nghe thấy và không nghe thấy. Chúng ta giao tiếp như những nhà lãnh đạo thông qua hành động chứ không chỉ qua lời nói. Một cách khác, bạn đừng bao giờ hứa suông mà không thực hiện; bạn hãy thực hiện những lời bạn đã hứa.

Kỹ năng giao tiếp giỏi là điều bắt buộc trong hầu hết mối quan hệ tích cực nào. Vậy  làm thế nào để mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người bán phát triển qua nhiều năm? Tại sao việc các doanh nghiệp sử dụng các kỹ năng lãnh đạo trong những mối quan hệ hợp tác lại cũng đóng vai trò quan trọng như vậy?

Dù không đặt ra câu hỏi này, chúng ta đều thấy mối quan hệ giữa doanh nghiệp và người bán đã thay đổi. Trong một số trường hợp, người bán là nhân viên ảo của công ty; một số trường hợp khác, họ lại hợp tác gắn bó với công ty của họ. Bạn phải đối xử với người bán hàng một cách tôn trọng và coi họ như người đóng góp vào sự thành công của doanh nghiệp. Người lãnh đạo phải là người tiên phong và trung tâm khi đặt ra những kỳ vọng rõ ràng, đưa ra những sáng kiến làm việc, đánh giá sự tiến bộ và dành phần thưởng cho sự thành công. Chịu trách nhiệm với cả hai bên trong mối quan hệ then chốt này.

Ông có lời khuyên nào cho những người vừa thành lập doanh nghiệp và những người thậm chí không quan tâm tới tầm quan trọng của năng lực lãnh đạo?

Hãy hiểu bản thân bạn và hiểu được những gì bạn muốn đạt được. Tìm hiểu về những người lãnh đạo giỏi và học hỏi từ họ. Bạn nên biết rằng một khi bạn có nhiều hơn một nhân viên thì bạn cần phải là người lãnh đạo. Người lãnh đạo phải biết làm thế nào để gắn kết những người khác với nhau cùng vì một mục đích chung: để tạo ra một doanh nghiệp thì họ sẽ tuyển những nhân viên biết lý do và cách thức làm việc, và cam kết phục vụ khách hàng.

(Lược dịch: INC)

 

Khi một doanh nghiệp thành công trên thương trường, đó là bởi vì họ biết họ phải làm gì và tại sao họ phải làm vậy. Họ nói, đó là vì họ có mục đích.

Lãnh đạo theo mục đích là lãnh đạo có tầm nhìn, có định hướng và nhất quán trong suốt quá trình phát triển của doanh nghiệp. Để khai thác tài năng của nhân viên, các nhà lãnh đạo phải nhận rõ những trách nhiệm của mình để truyền đạt những mục đích của công ty, có như vậy toàn bộ nhân viên công ty mới hiểu và đồng tâm hiệp lực xây dựng công ty theo đúng định hướng.

 

Viết bình luận
Tên của bạn (*):
Mail của bạn (*):
Mã:
 
Telex   VNI   Off