Chìa khóa thành công trong quản lý sự thay đổi

Quản lý sự thay đổiHãy hỏi hầu hết mọi người trong tổ chức của bạn rằng: “Bạn có sẵn sàng để thay đổi vì lợi ích cá nhân không?” Chắc chắn, họ sẽ trả lời “Có” không một chút do dự. Vậy “ Bạn có sẵn sàng thay đổi vì lợi ích công ty không?” Đa phần mọi người sẽ trả lời “có”, một số khác lưỡng lự hơn một chút , tùy theo tình hình, thay đổi tốt lên hay xấu đi. Tuy nhiên, thực tế là hầu hết mọi người sẽ không thực sự thay đổi - ngay cả khi họ được hưởng bởi lợi ích cá nhân.

Đây là tình thế tiến thoái lưỡng nam đối với hầu hết các tổ chức.Nó là một thách thức khó khăn để quản lý sự thay đổi để duy trì hoạt động ngày này qua ngày khác. Tuy vậy, trong môi trường kinh doanh toàn cầu phát triển nhanh như hiện nay – việc sáp nhập, mua lại, giảm biên chế, thay đổi văn hóa hoặc tăng trưởng nhanh chóng - thay đổi là không thể tránh khỏi.

 

Kháng cự lại sự thay đổi có thể gây ảnh hưởng xấu tới năng suất lẫn tinh thần làm việc trong tổ chức. Vì vậy, việc quản lý sự thay đổi với những phương pháp quản lý và chiến thuật hiệu quả sẽ là yếu tố thành công hàng đầu đối với tổ chức. Chúng ta hãy xem xét ba yếu tố quan trọng nhất cho thành công quản lý thay đổi tổ chức dưới đây:

1.  Truyền tải rõ ràng mục tiêu công việc tới nhân viên

Thật sai lầm khi nghĩ rằng, tất cả mọi người trong tổ chức sẽ có phản ứng tương tự nhau khi đối mặt với sự thay đổi, ngay cả khi sự thay đổi mang tính tích cực. Họ nhìn thấy được những gì sẽ chuyển đổi từ một cuộc mua bán sát nhập từ việc cơ cấu lại sơ đồ tổ chức, văn hóa làm việc, người quản lý, chính sách, chế độ…

Thành công của người quản lý tổ chức không nằm ở số liệu thống kê, số lượng nhân viên chuyển đổi là bao nhiêu, thống kê tài chính hay các con số cụ thể khác. Mà người quản lý phải truyền tải được mục tiêu cụ thể tới từng nhân viên: Họ phải thực hiện công việc gì? Họ cần bổ sung kỹ năng gì để phù hợp với tổ chức? Họ sẽ thích nghi với công việc mới và văn hóa tổ chức ra sao? Khi đã xác định được các mục tiêu và công việc cụ thể cần triển khai thực hiện, nhân viên sẽ nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với môi trường làm việc mới.

2.  Bổ sung những kỹ năng cần thiết cho nhân viên

Một trong những thiếu sót của người quản lý sự thay đổi là muốn thay đổi về hành vi, cung cách làm việc của nhân viên cho phù hợp với tổ chức mới. Nhưng bạn lại không chú trọng vào việc đào tạo nhân viên các kỹ năng cần thiết như: Giải quyết vấn đề, ra quyết định, chiến lược kinh doanh, truyền thông… thì bạn sẽ chẳng thể đạt được mục tiêu phát triển khá hơn tổ chức cũ.

Nhân viên sẽ không thay đổi chừng nào bạn có những hoạt động đào tạo tích cựcđể thay đổi nhận thức, xóa đi lối tư duy kiểu cũ của họ để hòa nhập với môi trường mới. Theo nghiên cứu mới đây, của các công ty mới được sát nhập thì có đến 68% các dự án CNTT thất bại, do hoạt động đào tạo bị lãng quên trong vòng 6 tuầnsau khi chuyển đổi. 81% nhà quản lý thiếu sự chú ý đến yếu tố con người, họ muốn nhân viên thay đổi hành vi theo hướng của tổ chức mới nhưng sau đó họ không có hành động để hỗ trợ nó.
Đào tạo kỹ năng mềm

3.  Thay đổi nhận thức về văn hóa tổ chức cho nhân viên

Văn hóa tổ chức là một yếu tố then chốt quyết định xem, nhân viên có phù hợp với tổ chức mới hay không? Nhân viên mới chuyển đổi sang tổ chức mới sẽ rất khó khăn trong việc loại bỏ các tư tưởng của nền văn hóa cũ để thay đổi phù hợp với nền văn hóa mới. Ví dụ như: việc thay đổi từ quản lý cũ theo kiểu mệnh lệnh sang cách thức quản lý mang tính dân chủ, mọi người được tự do tham gia đóng góp ý kiến.

Chính vì thế, nhà quản lý thay đổi cần so sánh đối chiếu giữa hai nền văn hóa để có những điều chỉnh thích hợp. Với những điểm văn hóa giống nhau, nhà quản lý có thể nhấn mạnh khuyến khích họ tiếp tục phát huy. Với những điểm khác biêt, hãy chỉ cho họ thấy, họ có thể hòa nhập dễ dàng vì tất cả đều cố gắng để đạt được mục tiêu chung.

Khóa đào tạo văn hóa doanh nghiệp
 
 
 

(Nguồn: www.inc.com)

Thay đổi là một yếu tố quan trọng liên quan đến sự thành công của việc quản lý kinh doanh. Nếu không mau chóng thích ứng với sự thay đổi, doanh nghiệp khó có thể giữ được vị trí trong thị trường cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ.

Là một nhà quản lý sự thay đổi, bạn cần phải có những định hướng và chiến lược đúng đắn cho doanh nghiệp mình để giúp nhân viên hòa nhập nhanh chóng với công việc, thích nghi với môi trường văn hóa của công ty. Làm được điều này, bạn đã nắm được chìa khóa thành công, không còn lo lắng ngay cả với những thay đổi không được dự báo trước của tổ chức.

 

Viết bình luận
Tên của bạn (*):
Mail của bạn (*):
Mã:
 
Telex   VNI   Off