Làm thế nào sớm phát hiện những người có Tinh thần Doanh nhân trong Công ty hay Tổ chức của Bạn?

03-03-2012

Những người có tinh thần doanh nhân được hiểu đơn giản nhất là những người nhiều ý tưởng và hiện thực những ý tưởng đó. Trong quy mô xa họ có thể làm chủ doanh nghiệp và mạo hiểm trong việc thương mại hóa ý tưởng của mình. Trong tổ chức, họ là là những người có nhiều ý tưởng, tạo nhiều giải pháp và đem đến nhiều kết quả vượt trội cho doanh nghiệp. Nhưng làm thế nào để phát hiện họ và đặt họ vào những công việc, môi trường hợp lý trong tổ chức?

Bài viết đăng trên Harvard Business Review Online chia sẻ kinh nghiệm của Bill J. Bonnstetter là Chủ tịch HĐQT và Ron J. Bonnstetterlà Phó Giám Đốc Nghiên cứu tại Target Training International – tổ chức chuyên nghiên cứu phát triển tài năng kinh doanh (29/02/2012).

 

Việc phát hiện sớm những người có tinh thần doanh nhân và cách giải quyết vấn đề trong doanh nghiệp hay tổ chức của bạn có giá trị rất lớn, nhưng làm thế nào? Có nhiều người có tinh thần doanh nhân và nhưng không phải tất cả họ có cách tiếp cận giống nhau. Khả năng nhận dạng những người có tinh thần doanh nhân giúp làm mạnh các tổ chức trông việc quản lý hiệu quả nguồn nhân lực. Qua nghiên cứu của mình, chúng tôi đang bắt đầu tìm hiểu thêm về những nhân sự này – nếu không được phát hiện sớm họ sẽ không gắn bó và bỏ đi mất cùng với những ý tưởng mới của họ.

Có thể nhận dạng ra những cá nhân có tinh thần doanh nhân từ rất sớm trước khi họ bắt đầu bắt tay làm việc. Theo nghiên cứu liên tục của công ty chúng tôi nghiên cứu các sinh viên kỹ thuật từ 18 trường đại học lớn ở Hoa Kỳ cho thấy, trong thực tế, 42% các doanh chủ đã xác định họ muốn sở hữu kinh doanh riêng của mình trước khi 12 tuổi.

Phát hiện ban đầu của nghiên cứu này cho thấy có hai nhóm người có tinh thân doanh nhân có thể phân biệt.

Nhóm những người có suy nghĩ có tính Tinh thân Doanh nhân (EMPs – Entrepreneurial-Minded People):Họ có xu hướng làm việc theo nhóm, thích có một nơi làm việc có tổ chức và thích thú với việc nhất quán. Những cá nhân này cảm thấy hạnh phúc hơn trong các tổ chức hoặc trong một nhóm những người làm việc cùng nhau để đạt được một mục tiêu.

Nhóm những người có Tinh thần Doanh nhân liên tục (SE – Serial Entrepreneurs, tạm dich): Nhóm thứ hai là những người có tinh thân doanh nhân liên tục, những người có mong muốn sở hữu kinh doanh riêng của họ. Những người có tinh thân doanh nhân liên tiếp này có xu hướng độc lập hơn, có ý thức cao hơn về sự quyết đoán và mong muốn kiểm soát. Họ đã chứng tỏ một khả năng duy trì một doanh nghiệp vượt qua năm đầu tiên trở thành một doanh nghiệp non trẻ với tăng trưởng cao và tạo công ăn việc làm trong những năm tiếp theo.

Cả hai nhóm tinh thần kinh doanh này đều được nhận ra bởi xu hướng thích thách thức một cách nổi trội và tư duy định hướng cải tiến liên tục. Nhưng hai nhóm này lại khác nhau trong thái độ của họ đối với việc kiểm soát. Nhóm những người có tư duy tinh thần doanh nghiệp ít quan tâm đến mức độ kiểm soát mà họ có thể ảnh hưởng. Họ cảm thấy thoải mài hơn khi làm việc hợp tác trong một nhiệm vụ, trong một nhóm, phấn đấu cho các giải pháp để xử lý các vấn đề phức tạp hoặc có tính định kỳ. Nhóm những người có tinh thần doanh nhân liên tục lại muốn kiểm soát trọn vẹn cuộc sống và công việc kinh doanh. Trong khi họ hạnh phúc khi thiết lập định hướng cho công ty hoặc cho nhóm hành động, các doanh nhân kiểu này không thích bị hạn chế phạm vi hoạt động của mình.

 

Một khi bạn đã xác định những người trong Tổ chức hay Doanh nghiệp thuộc tuýp người có tinh thần doanh nhân kiểu nào thì bạn – dưới góc độ quản lý nguồn nhân lực - cần biết cách giữ chân họ.

Trước hết, hãy chắc chắn rằng họ có một nơi như diễn đàn để những ý tưởng của họ được lắng nghe. Khi những người thuộc nhóm tinh thần doanh nhân liên tục (SE) chia sẻ tầm nhìn của mình và bị từ chối, anh ta sẽ trở nên không gắn bó và có thể sẽ không thích tổ chức nữa. Họ sẽ không chỉ âm thầm chuẩn bị kế hoạch rời khỏi của mình mà còn tìm cách thực hiện những đề xuất đã bị từ chối vừa qua. Điều đó có thể khiến hộ đưa ý tưởng của họ cho đối thủ cạnh tranh của tổ chức hoặc tự mình trở thành một đối thủ cạnh tranh mới. Tương tự như vậy nếu những người có tư duy tinh thần kinh doanh (EMP) không được phép tham gia vào quá trình giải quyết vấn đề hoặc bị yêu cầu làm việc độc lập, tình huống tương tự có thể xảy ra.

Nhưng làm thế nào để các nhà lãnh đạo và quản lý tài năng của doanh nghiệp xác định được sớm những người thuộc hai nhóm này? Bạn có thể đặt những câu hỏi dưới đây để phát hiện, đặc biệt là trong quá trình tuyển dụng hoặc đánh giá kết quả làm việc.

  1. Mô tả mục tiêu nghề nghiệp của bạn.Câu trả lờicủa nhóm có tư duy kinh doanh EMP có xu hướng it để ý đến việc công ty đang quản lý thế nào và hạnh phúc với vị trí và công việc được giao. Nhóm có tinh thần doanh nhân liên tục SE sẽ có xu hướng nói rằng họ tìm kiếm việc phát triển nâng cao.
  2. Mô tả các điểm mạnh chuyên môn của bạn.Người có tư duy kinh doanh EMP sẽ tập trung vào điểm mạnh liên quan trực tiếp đến công việc trong câu hỏi. Người theo tinh thần liên tục sẽ nói thêm về lãnh đạo và tính cách cá nhân.
  3. Mô tả những điểm chưa tốt.Trung thực là quan trọng cho cả hai. Chú ý lắng nghe: Nếu ứng viên tuyên bố không có bất kỳ điểm yếu, thường thuộc nhóm SE (tinh thần liên tục) nhiều hơn. Nhóm tư duy kinh doanh EMP có xu hướng nói về những yếu kém hơn.
  4. Những hoạt động nào bạn làm để giữ vị trí nghề nghiệp của bạn?Những người thuộc nhóm tư duy kinh doanh EMP quan tâm việc giữ nghề nghiệp trong phạm vi nghề nghiệp và ngành công nghiệp của mình. Những người thuộc nhóm tinh thần liên tục SE tập trung hơn vào việc giữ trên phạm vi rộng lớn hơn, đi xa hơn công việc của mình và thậm chí có thể thảo luận về những điều họ đang đọc, đang trải nghiệm hoặc chia sẻ.

Những người có tinh thân doanh nghiệp - cho dù thuộc nhóm tư duy tinh thần doanh nhân (EMP) hay nhóm tinh thần doanh nhân liên tiếp (SE) – đều có những hành động, thái độ, và các giá trị để giúp xây dựng doanh nghiệp thành công. Việc phát hiện được những người trong lực lượng lao động của mình có đặc điểm của tinh thân doanh nhân – và họ thuộc nhóm nào - sẽ giúp cho các nhà lãnh đạo doanh nghiệp áp dụng phương pháp tiếp cận riêng phù hợp. Việc tuyển dụng và giữ chân những người có tinh thần doanh nhân sẽ tạo ra lợi ích rất lớn không chỉ cho doanh nghiệp, tổ chức, mà còn cho cả nền kinh tế.

Nguồn: Tập chí Kinh doanh Harvard Online

Xin Chào (lược dịch và hiệu đính)

  1. Những người có tinh thần doanh nhân tạo nhiều lợi ích cho tổ chức và doanh nghiệp thông qua các ý tưởng và giải pháp sáng tạo. Việc phát hiện sớm sẽ giúp tổ chức tạo môi trường phù hợp và điều kiện phát triển tốt nhất.
  2. Hai nhóm những người có tinh thần doanh nhân được nhận dạng chung ở xu hướng thích thách thức cao và tư duy cải tiến liên tục. Tuy nhiên, có những người thích môi trường ổn định, làm cùng nhóm để đạt được mục tiêu,và ít quan tâm về kiểm soát. Những người khác quan tâm nhiều hơn đến kiểm soát, họ đinh hướng mọi người nhưng luôn cố gắng để hướng mục tiêu và có thể mở rộng phạm vi liên tục. 
  3. Các nhà lãnh đạo doanh nghiệp và tổ chức không chỉ cần phát hiện sớm các tài năng doanh nghiệp mà cần nắm rõ các phong cách khác nhau để phát triển tốt nhất tài năng trong doanh nghiệp, đem lại lợi ích vượt trội.
  4. Sẽ là chưa đủ nếu chúng ta bỏ qua kết quả nghiên cứu cho thấy 40% tinh thần doanh nghiệp đã hình thành trước 12 tuổi. Nhiều nghiên cứu và thực tế đã chỉ ra sự liên kết của DNA (gen) gia đình về tinh thần doanh nhân, đặc biệt với những người thuộc nhóm tinh thần doanh nhân nối tiếp.

 

Viết bình luận
Tên của bạn (*):
Mail của bạn (*):
Mã:
 
Telex   VNI   Off