Đổi mới Doanh nghiệp – cần nhiều hơn một Ý tưởng Sáng tạo

Bước vào thế kỉ 21, các Doanh nghiệp tập trung ưu tiên Đổi mới-sáng tạo là mục tiêu hàng đầu trong chiến lược phát triển. Tại sao yêu cầu Đổi mới lại cần thiết đến vậy? Trong cuộc đua cạnh tranh đầy cam go, Doanh nghiệp cần Đổi mới-sáng tạo để tồn tại và phát triển, để duy trì lợi thế cạnh tranh và vượt lên đối thủ. Tuy nhiên, từ những ý tưởng sáng tạo đến đổi mới là một chặng đường dài. Đổi mới cần nhiều hơn là một ý tưởng!

BEST xin giới thiệu đến bạn đọc bài viết về Đổi mới- Sáng tạo của 2 tác giả Debra Kaye và Jure Klepic đăng trên FastCompany. Hy vọng rằng bài viết sẽ mang đến cho bạn cái nhìn, tư duy mới về Đổi mới Doanh nghiệp.

Nhiều người không có sự phân biệt rõ ràng giữa tính Sáng tạo và sự Đổi mới, thực tế thì hai khái niệm này thật sự khác xa nhau. Không nhiều những sáng kiến có tính đổi mới, mặc dù chúng có vẻ khá là sáng tạo. Và trở thành một người thay đổi cuộc chơi, là điểm phân biệt rõ ràng giữa một sản phẩm làm thay đổi thị trường và một sản phẩm có ít có sức thu hút.

Trong lĩnh vực kinh doanh và thương mại, một ý tưởng sáng tạo chỉ dừng lại là một sự gây chú ý nếu người tiêu dùng không sẵn sàng và nhiệt tình đón nhận sản phẩm phát triển từ ý tưởng đó. Sự Đổi mới bao gồm nhiều yếu tố hướng tới người tiêu dùng (chất lượng, tiện ích, mẫu mã, cảm giác, giá thành và tuổi thọ sản phẩm). Cho dù những ý tưởng có thể độc đáo và được ca ngợi, chúng vẫn có thể chưa đủ cuốn hút để thay đổi thị trường, hoặc là không đủ lợi ích cho các nhà sản xuất chuyển hướng thị trường.

Một ý tưởng sáng tạo kỳ lạ có thể không hơn không kém chỉ là sự gây chú ý. “Sẽ không phải là một sản phẩm sáng tạo trừ khi nó bán được”, một câu châm ngôn với ý nghĩa rằng mục đích đầu tiên của quảng cáo là lợi nhuận từ sản phẩm hoặc dịch vụ, chứ không phải giành giải trong cuộc thi sáng tạo. Nếu như sản phẩm không bán chạy, thì chẳng còn quan trọng cách bạn quảng bá sản phẩm sáng tạo như thể nào. “Where’s the beef?”(Thịt bò đâu rồi?), là một chiến dịch quảng cáo thành công trên diện rộng của Wendy’s, mặc dù công ty đã bị mất uy tín trong vụ tranh cãi về chất lượng của một loạt dây chuyền sản phẩm năm 1985.

Kanye West đã đúng khi nói, “Khái niệm về thương mại trong giới thời trang và nghệ thuật đang bị hạ thấp. Bạn biết đấy, thử nghĩ xem, cần bao nhiêu sáng tạo để tạo ra thứ gì đó khiến đông đảo mọi người thích? Và tính sáng tạo phải được ứng dụng như thế nào?”. Tính sáng tạo trong kinh doanh không chỉ là khám phá những điều mới lạ khác biệt, mà là chuyển hóa nó thành một thứ gì đó mạnh mẽ và có tính thuyết phục khiến người tiêu dùng có lý do để “mở ví tiền” ra.

Tạo sự liên kết giữa ý tưởng và những gì khách hàng muốn, cần, và mơ ước là điều chủ chốt nếu bạn muốn thành công. Sẽ là không đủ nếu chỉ cạnh tranh về giá thành sản phẩm, bởi đối thủ luôn luôn có thể hạ giá thành. Hiện nay người tiêu dùng đã quan tâm tới việc họ yêu thích một sản phẩm, đặc biệt khi họ thấy đó là một sản phẩm tuyệt vời. Tại sao người ta lại trả hàng trăm đô-la cho một chiếc iPhone khi mà còn nhiều những chiếc điện thoại chất lượng không kém mà giá thành lại rẻ hơn nhiều ? Khi nền kinh tế đang bắt đầu phục hồi, niềm tin được củng cố thì những doanh nghiệp dựa trên giá thành rẻ thay vì đổi mới sẽ không có gì mới để cung ứng. Những ý tưởng mới cần phải bám sát yêu cầu khách hàng, thâm nhập vào thị trường mới, đạt được những lợi thế cạnh tranh, hoặc chỉ cần bám đuổi kịp trong cuộc đua thị trường.

Khi một công ty đánh trúng vào thị hiếu khách hàng, ngay lập tức phép màu sẽ xảy ra. Sản phẩm sẽ được tiêu thụ dễ dàng đến bất ngờ, như một chiếc Ipad, hay một cái Swiffer, và dụng cụ thời trang và trang điểm Missoni cháy hàng trong chưa đến 15 phút ở các gian hàng ở Chicago và New York, thậm chí các trang web bị nghẽn mạng với đơn đặt hàng.

Sự khác biệt giữa tính sáng tạo và gây chú ý cũng được áp dụng với những người quảng bá sản phẩm qua các trang mạng xã hội truyền thông. Sáng tạo không chỉ là nghĩ ra những sản phẩm “xuất chúng”. Trong trận Super Bowl năm nay, Toyota nghĩ rằng sẽ là thật sáng tạo nếu cho ra một chiến dịch quảng cáo xe Camry trên Twitter. Ý định là để người sử dụng Tweets tiếp cận với ảnh hưởng của “Ready for Sunday? Make sure you’ve entered for your chance to win a 2012 Camry”. Kết quả thật không như mong muốn khi chẳng những đã không tạo được sự hào hứng mà người tiêu dùng  còn cảm thấy khó chịu với những tin nhắc rác “bất lịch sự”!

Sự đổi mới đang khiến người tiêu dùng đạt được những lợi ích từ giao tiếp qua công nghệ truyền thông. Chiến lược truyền thông xã hội cần cân nhắc đến các mối quan hệ, kiểu tin nhắn quảng cáo, các dụng cụ công nghệ cao (Smartphone, máy tính, notepad, vvv…) để truyền tải tin nhắn và chọn đúng thời điểm. Những lý thuyết quảng cáo đã cũ cùng những yếu tố sáng tạo không còn hợp với thời đại công nghệ truyền thông hiện nay. Những phát minh mới phải kết hợp với sự sáng tạo để tạo nên một số lượng tiêu thụ lớn và thay đổi cách thức mua bán.

Một ví dụ khá hay về sự đổi mới trong mạng xã hội truyền thông là sự quảng bá cho bộ phim The Hunger Games, bao gồm những cuộc thi trên Facebook, cuộc chiến sinh tồn trên Twitter, blog Tumblr với tên gọi Capitol Couture, các trò chơi trên iPhones, và các video trên Youtube. Thậm chí trang Twitter còn cho phép người hâm mộ tham gia chiến dịch online để nhập vai thị trưởng một số hạt trong xã hội trên phim, Panem. Đó thực sự là một suy nghĩ đổi mới khi tạo dựng các mối quan hệ và khiến người hâm mộ trở thành thành viên của xã hội tưởng tượng, tạo dựng mối liên kết thay vì sự khó chịu.

Sáng tạo trong quảng bá sản phẩm ngày nay là tìm những người có khả năng ảnh hưởng trên truyền thông, cũng như những người có khả năng bị ảnh hưởng, tạo dựng các mối quan hệ, khả năng gắn kết các khách hàng tiềm năng ngay trong thời kỳ đầu. Điều đó có nghĩa là truyền tải thông điệp - đối tượng sẽ nhận thông điệp đó và có nhận thức về thương hiệu. Các nhà quảng cáo ngày nay cần mạnh dạn phá vỡ những quy tắc truyền thống, quản lý cộng đồng một cách khác đi, và thật sự đổi mới thay vì chỉ dựa vào những sáng tạo để chuyển hướng thị trường và tiêu thụ sản phẩm.

(Theo Debra Kayne và Jure Klepic, lược dịch từ fashcompany.com)

 BEST’s comments:

1.      Bài viết chỉ ra sự khác nhau giữa Sáng tạo và Đổi mới – Đổi mới thành công và Đổi mới thất bại. Mỗi một ý tưởng sáng tạo khi được hiện thực hóa thành sản phẩm, dịch vụ sẽ trở thành Đổi mới miễn sao chúng ta nhìn thấy được lợi ích từ chúng.

2.      Trong kinh doanh cần nhiều hơn là một ý tưởng sáng tạo. Kinh doanh cần Dổi mới-để duy trì lợi thế cạnh tranh trước đối thủ. Ý tưởng sẽ chỉ dừng lại ở mức độ ý tưởng nếu ý tưởng đó không thể triển khai vào thực tiễn, đem lại giá trị thực tế và thu lợi nhuận. Bởi chung quy phải sinh ra lợi nhuận thì việc kinh doanh mới tồn tại được.

3.      Vậy làm thế nào để biết được một ý tưởng có thể ứng dụng vào thực tiễn? Dựa vào óc phán đoán, khả năng nắm bắt xu hướng thị trường, đôi khi ta còn cần một chút may mắn nữa. Những thành công đột phá bao giờ cũng bắt nguồn từ những ý tưởng Sáng tạo - Đổi mới mang tính Cách mạng, thâm chí điên rồ. 

BEST for the Future!


Công ty Đào tạo, Tư vấn và Phát triển BEST xin đồng hành cùng các bạn thông qua các hoạt động hợp tác cùng với các trung tâm:

- Trung tâm tuyển dụng nhân sự cao cấp Star Jobs: http://www.starjobs.vn/

- Trung tâm tư vấn Tầm nhìn VISIONS: http://visions.com.vn/

- Trung tâm đào tạo BEST với nhiều khóa học cho doanh nghiệp, xem chi tiết tại: http://best.edu.vn/pro/chuong-trinh-dao-tao-va-hop-tac-doanh-nghiep.d-261.aspx

Với các khóa học về kỹ năng liên quan như:

- Kỹ năng lãnh đạo hiệu quả: http://best.edu.vn/pro/chuong-trinh-dao-tao-ky-nang-lanh-dao-hieu-qua.d-510.aspx

- Kỹ năng Giải quyết vấn đề: http://best.edu.vn/pro/chuong-trinh-dao-tao-ky-nang-giai-quyet-van-de.d-519.aspx

- Xây dựng văn hóa công ty:http://best.edu.vn/pro/khoa-hoc-xay-dung-van-hoa-doanh-nghiep.d-390.aspx

- Kỹ năng làm việc nhóm: http://best.edu.vn/pro/chuong-trinh-dao-tao-ky-nang-lam-viec-nhom.d-523.aspx

Và rất nhiều khóa học bổ ích khác.
Chúc các bạn thành công!

 

Best Group
Viết bình luận
Tên của bạn (*):
Mail của bạn (*):
Mã:
 
Telex   VNI   Off