Khi nhắc tới những công ty đổi mới sáng tạo hàng đầu, chúng ta sẽ nghĩ về những doanh nghiệp cho ra công nghệ hoàn toàn mới và đáng kinh ngạc.
Sự ra đời của một chiếc xe tự lái hay thiết bị kính gia tăng chân thực (augmented reality) có thể sẽ hấp dẫn hơn sự ra đời của, ví dụ, một chiếc Ipad nhỏ hơn.
Nhưng một điều đáng chú ý trong nghiên cứu của Booz&Co. Innovation cũng như cuộc đối thoại của chúng tôi với Barry Jaruzelski đã cho thấy đẩy nhanh các ranh giới của công nghệ chỉ là một trong ba con đường dẫn đến thành công đổi mới sáng tạo.
Cả ba con đường trên đều rất khó khăn để thực hiện, đòi hỏi nhiều đổi mới sáng tạo trong quá trình nghiên cứu và cũng có rất nhiều tiềm năng phát triển.
Và Jaruzelski đã miêu tả chúng như sau:
Những người tìm kiếm nhu cầu mới (như Apple)
“…Đó là những công ty mà chiến lược đổi mới sáng tạo của họ chủ yếu tập trung vào việc hiểu biết khách hàng hơn là hiểu biết bản thân, xác định những nhu cầu chưa được định hình, và sau đó trở thành người đầu tiên đưa ra thị trường sản phẩm đáp ứng những nhu cầu đó. Điều này phụ thuộc rất lớn vào việc theo dõi trực tiếp động thái của khách hàng chứ không phải là nghiên cứu thị trường. Mọi người nói cho bạn biết họ muốn gì, quan sát khách hàng, xem họ tương tác với sản phẩm của mình và của đối thủ như thế nào, và theo dõi những cơ hội từ những vấn đề họ đang gặp phải.”
Apple không phát minh ra màn hình cảm ứng, như họ đã kiếm nhiều tiền hơn bất cứ ai từ nó nhờ tập trung vào việc mọi người sử dụng nó như thế nào và trở nên giỏi hơn bất kì ai trong việc phát triển các trải nghiệm cảm ứng đó.
Những người đọc vị thị trường (như Samsung)
“ Một người đọc vị thị trường là kiểu người đi theo thị trường một cách truyền thống và nhanh chóng (fast follower). Họ không bỏ qua khách hàng nhưng họ rất quan tâm tới động thái của đối thủ và những gì người khác đang tiên phong đưa vào thị trường và theo dõi xu hướng dường như đang có sức thu hút lôi kéo mạnh, sau đó cực nhanh chóng đưa ra version riêng của sự đổi mới sáng tạo đó. Bạn có thể nghĩ đến một công ty thình lình bật lên và sao chép các ý tưởng nhưng tìm kiếm đổi mới sáng tạo và sau đó đưa ra version mới một cách nhanh chóng để chiếm thị phần. Con đường này bắt nguồn rất nhiều từ trí thông minh cạnh tranh (competitive intelligence), các nghiên cứu thị trường truyền thống và các hoạt động đầu vào.
Samsung sẽ không thể nhảy 5 bậc trong 3 năm trong bảng xếp hạng công ty đổi mới sáng tạo nhất thế giới nếu họ cho ra đời những bản copy tồi tệ của Iphone. Họ đã tạo ra những phiên bản mới hấp dẫn, đúng thời điểm và mang lại những giá trị gia tăng.
Những người phát triển công nghệ (như Google)
“Phạm trù thứ 3 chính là cái mà chúng ta gọi là phát triển công nghệ. Đây là loại mô hình thúc đẩy công nghệ vô cùng truyền thống, nơi mà con lắc chưa đu đưa hoàn toàn xa khỏi khách hàng và thị trường. Họ tập trung vào việc định hướng theo lực đòn bẩy của nền tảng công nghệ, xem mình có thể làm gì để đẩy công nghệ ra thị trường, xem ở đâu có thể là nơi ứng dụng cho công nghệ.”
Đây là mô hình mà định nghĩa đổi mới sáng tạo một cách truyền thống nhất, nhưng việc đưa ra một cái gì mới đầu tiên và việc kiếm nhiều tiền nhất từ điều đó là hai phạm trù rất khác nhau.
Cả 3 doanh nghiệp trên đây đều thành công đáng kinh ngạc và tiếp cận với việc nghiên cứu và phát triển (R&D) theo một cách hoàn toàn khác. Nhưng liệu đâu sẽ là con đường đổi mới sáng tạo được đi theo nhiều nhất? Chúng ta không thể nói trước được.
(Theo Max Nisen, lược dịch từ Businessinsider.com)
Best’s comment:
Đổi mới sáng tạo đã phát triển và lan tỏa tới hầu hết mọi lĩnh vực trong đời sống và đặc biệt là trong kinh doanh. Và chính đổi mới sáng tạo cũng đổi mới liên tục.
Thông thường, theo cách truyền thống, khi nhắc tới đổi mới sáng tạo người ta thường nghĩ đến những cải tiến trong công nghệ và kỹ thuật, đưa ra những phát minh mới… nhưng giờ đây phạm trù của đổi mới sáng tạo đã trở nên rộng hơn, cách tiếp cận với đổi mới sáng tạo cũng đi từ nhiều khía cạnh khác nhau. Dù theo cách nào đi chăng nữa thì cũng đòi hỏi chúng ta phải có sự đầu tư nghiêm túc và lựa chọn phù hợp với điều kiện, thế mạnh cũng như vị thế của doanh nghiệp mình trên thị trường.
Vậy bạn chọn “Apple”, “Samsung” hay “Google” ? Hãy cho Best biết ý kiến của bạn nhé!