Hãy sử dụng đổi mới để bắt đầu hoặc phát triển doanh nghiệp của bạn

Lập kế hoạch đổi mới

Để khuyến khích đổi mới trong doanh nghiệp, bạn phải phát triển và truyền đạt một tầm nhìn rõ ràng và đơn giản với một chiến lược để đạt được tầm nhìn đó.

Lãnh đạo giỏi là yếu tố thiết yếu. Bạn sẽ quản lý nhân viên và các nguồn lực, cân nhắc bất kỳ rủi ro nào đối với công việc kinh doanh và thị trường của bạn, và phải luôn sẵn sàng linh hoạt phản ứng lại với những biến động của kinh doanh và thị trường.

Một số ý tưởng đổi mới có lẽ vừa mới được khởi sắc. Vì vậy, khi lên kế hoạch về đổi mới bạn nên:

  • Coi đổi mới là một phần của chiến lược kinh doanh
  • một tầm nhìn mang tính chiến lược là bạn muốn doanh nghiệp phát triển như thế nào – nếu bạn dành thời gian của bạn để điều tiết các xu hướng trong ngành kinh doanh của mình, sau đó bạn có thể tập trung những nỗ lực đổi mới vào những lĩnh vực quan trọng nhất.

Đổi mới không chỉ nâng cao cơ hội tồn tại cho doanh nghiệp của bạn, mà còn giúp doanh nghiệp phát triển thịnh vượng và gia tăng lợi nhuận. Có rất nhiều cách khả thi để đánh giá xem ý tưởng của bạn có khả năng mang lại lợi nhuận hay không:

Đánh giá sự cạnh tranh

Hãy tìm ra đối thủ cạnh tranh của bạn là ai và họ hoạt động ở đâu. Sử dụng internet và các nguồn quảng cáo như những Trang Vàng để tìm hiểu về sản phẩm, giá cả và văn hóa hoạt động của đối thủ cạnh tranh. Điều này có thể mang lại cho bạn thông tin tổng quan về những điểm bán hàng của đối thủ cũng như là bất cứ khu vực nào mà bạn có thể khai thác được.

Ví dụ, nếu sự cạnh tranh chỉ tập trung vào giá trị của tiền, bạn sẽ muốn nhấn mạnh vào chất lượng của sản phẩm hoặc dịch vụ của mình.

Nghiên cứu xu hướng thị trường hoặc xu hướng ngành

Nhận thức về bối cảnh mà doanh nghiệp bạn đang hoạt động sẽ giúp bạn lập kế hoạch về đổi mới. Bạn có thể tìm được rất nhiều thông tin về ngành của bạn trên internet. Các tạp chí kinh doanh và thương mại cũng sẽ có những bài báo rất hữu ích cho bạn.

Xây dựng mối quan hệ với khách hàng

Không đơn giản chỉ là biết khách hàng chính của bạn là ai. Bạn còn cần phải giao tiếp hiệu quả với họ nữa. Giao tiếp hiệu quả không chỉ bao gồm việc lắng nghe những yêu cầu của khách hàng mà còn phải chủ động quan sát hành vi của họ đối với những sản phẩm và dịch vụ hiện tại, nảy sinh ra những ý tưởng làm thế nào để bạn có thể tạo ra những sự cải tiến.

Quan tâm tới các nhà cung cấp và các đối tác kinh doanh khác

Bổ sung các nguồn lực của bạn bằng các nhà cung cấp hoặc đối tác kinh doanh khác sẽ giúp bạn tạo ra và phát triển các ý tưởng sáng tạo. Những mối quan hệ hợp tác tiềm năng cũng có thể phát triển thông qua những cơ hội về mạng lưới kinh doanh.

Bước tiếp theo, hãy cân nhắc xem bước cải tiến cụ thể nào có thể có ý nghĩa với doanh nghiệp của bạn. Hãy tự hỏi bản thân mình những câu hỏi sau đây:

·         Cái gì sẽ có tác động lên các quá trình kinh doanh và tập quán hoạt động của bạn?

·         Nhân viên của bạn sẽ cần phải được đào tạo thêm những kỹ năng gì?

·         Bạn cần phải có thêm những nguồn lực gì?

·         Làm thế nào để bạn có thể tài trợ cho hoạt động kinh doanh của bạn?

·         Liệu bạn có đang sáng tạo ra bất kỳ tài sản trí tuệ nào mà bạn cần phải bảo vệ hay không?

Cuối cùng, bạn nên gắn tầm nhìn của doanh nghiệp với kế hoạch kinh doanh bằng cách:

·         Đưa ra những mục tiêu của bạn cả về dài hạn và ngắn hạn, cụ thể hóa cách thức bạn dự định để có thể đạt được những mục tiêu đó

·         Liên kết những mục tiêu với những chỉ tiêu về tài chính như đạt được một mức doanh thu cụ thể vào ngày xác định trước

·         Thường xuyên xem xét lại kế hoạch của bạn

Sử dụng kế hoạch kinh doanh để bắt đầu đổi mới

Lập kế hoạch kinh doanh có thể giúp bạn bắt đầu đổi mới một cách đáng tin cậy và tập trung. Vạch ra kế hoạch còn là yếu tố sống còn nếu như bạn muốn thu hút những nhà đầu tư. Để khai thác những lợi thế tốt nhất của sự đổi mới, kế hoạch kinh doanh cần phải thể hiện những điều sau:

·         Bạn sẽ làm như thế nào để phát triển và khai thác phát minh của mình?

·         Năng lực và kinh nghiệm của đội ngũ nhân viên?

·         Bạn sẽ tài trợ cho các khoản chi phí bằng cách nào?

·         Những nhà đầu tư có thể nhận biết được lợi nhuận của họ như thế nào?

Những câu hỏi quan trọng khác mà kế hoạch kinh doanh của bạn phải trả lời được đó là:

·         Đổi mới có nét đặc trưng gì và nó có cần phải bảo vệ không?

·         Ai sẽ mua và vì sao?

·         Chi phí để chuyển giao sự đổi mới gồm những gì và giá bán là bao nhiêu?

·         Sự cạnh tranh ở đây là gì và bạn dự định đối phó với sự cạnh tranh này như thế nào?

·         Khi nào việc kinh doanh sẽ bắt đầu thu được lợi nhuận và khi nào hòa vốn?

Khuyến khích đổi mới trong doanh nghiệp

Có rất nhiều nguồn mà bạn có thể sử dụng để tạo ra các ý tưởng mới cho kinh doanh. Những nhà cung cấp, những đối tác kinh doanh và những liên lạc mạng lưới kinh doanh có thể có những đóng góp quý giá cho quá trình sáng tạo cũng như đưa ra sự trợ giúp và khuyến khích đổi mới trong kinh doanh. Những nhân viên của bạn cũng là tài sản quan trọng để tạo ra những ý tưởng đổi mới.

Để có thể tận dụng một cách tốt nhất những điều trên, bạn cần phải tạo ra một môi trường đổi mới và khuyến khích suy nghĩ sáng tạo.

Các bước thúc đẩy đổi mới

·         Hãy đảm bảo bạn có các quy trình và sự kiện để nắm bắt các ý tưởng. Ví dụ, bạn có thể lập những hộp đề xuất ý tưởng ở xung quanh nơi làm việc hoặc tổ chức các cuộc hội thảo thường xuyên hoặc thỉnh thoảng công ty dành một ngày để bàn về các ý tưởng vận động trí não

·         Tạo ra môi trường hỗ trợ, nơi mà mọi người cảm thấy tự do để thể hiện ý tưởng của mình mà không lo ngại bị phê phán hoặc bị nhạo báng

·         Khuyến khích chấp nhận rủi ro và thử nghiệm – đừng bao giờ phạt những người cố gắng thử nghiệm những ý tưởng mới nhưng lại bị thất bại

·         Thúc đẩy sự cởi mở giữa các cá nhân và các nhóm làm việc. Những ý tưởng và kiến thức hay trong một phần công việc kinh doanh của bạn nên được chia sẻ giữa mọi người. Làm việc theo nhóm, các bài viết và mạng nội bộ cũng có thể giúp mọi người trong công ty chia sẻ thông tin và khuyến khích sự đổi mới

·         Nhấn mạnh là mọi người ở tất cả các cấp bậc trong doanh nghiệp chia sẻ trách nhiệm đối với sự đổi mới, vì vậy mỗi người phải cảm thấy có liên quan với việc dẫn dắt công ty tiến lên. Càng nhiều cấp bậc tham gia quản lý hoặc đưa ra quyết định trong doanh nghiệp của bạn, thì sẽ có càng nhiều nhân viên cảm thấy ý tưởng của họ được tôn trọng

·         Thưởng cho sự đổi mới và ăn mừng thành công. Những đãi ngộ hợp lý có thể đóng vai trò quan trọng trong việc khuyến khích nhân viên suy nghĩ một cách sáng tạo

·         Tìm kiếm sự tưởng tượng và sáng tạo khi tuyển dụng những nhân viên mới. Hãy nhớ là những người có sáng kiến đổi mới thường không phải là những người nằm trong danh sách những ứng viên đủ năng lực có ấn tượng nhất.

Đổi mới luôn luôn tạo ra sức mạnh kỳ diệu cho các doanh nghiệp trên thương trường. Hãy bắt đầu từ việc lập kế hoạch cho đến việc khuyến khích ý tưởng đổi mới phát triển rộng rãi trong tổ chức của bạn. Những bước làm ở trên sẽ giúp bạn có được một môi trường khá hoàn hảo, thúc đẩy nhân viên phát huy khả năng tư duy sáng tạo, từ đó tạo ra những đột phá mới cho doanh nghiệp.

Hãy tận dụng tất cả các nguồn lực ở bên trong và bên ngoài để tạo ra một kho tàng các ý tưởng sáng tạo mang lại lợi thế kinh doanh cho doanh nghiệp của bạn. Nên bắt đầu từ ngày hôm nay để có thể chiêm nghiệm thành công đáng kinh ngạc trong tương lai bạn nhé!

( trích nguồn : businesslink.gov.uk)

 

 

Viết bình luận
Tên của bạn (*):
Mail của bạn (*):
Mã:
 
Telex   VNI   Off