1. Truyền tải rõ ràng mục tiêu công việc tới nhân viên
Thật sai lầm khi nghĩ rằng, tất cả mọi người trong tổ chức sẽ có phản ứng tương tự nhau khi đối mặt với sự thay đổi, ngay cả khi sự thay đổi mang tính tích cực. Họ nhìn thấy được những gì sẽ chuyển đổi từ một cuộc mua bán sát nhập từ việc cơ cấu lại sơ đồ tổ chức, văn hóa làm việc, người quản lý, chính sách, chế độ…
Thành công của người quản lý tổ chức không nằm ở số liệu thống kê, số lượng nhân viên chuyển đổi là bao nhiêu, thống kê tài chính hay các con số cụ thể khác. Mà người quản lý phải truyền tải được mục tiêu cụ thể tới từng nhân viên: Họ phải thực hiện công việc gì? Họ cần bổ sung kỹ năng gì để phù hợp với tổ chức? Họ sẽ thích nghi với công việc mới và văn hóa tổ chức ra sao? Khi đã xác định được các mục tiêu và công việc cụ thể cần triển khai thực hiện, nhân viên sẽ nhanh chóng hòa nhập và thích nghi với môi trường làm việc mới.
2. Bổ sung những kỹ năng cần thiết cho nhân viên
Một trong những thiếu sót của người quản lý sự thay đổi là muốn thay đổi về hành vi, cung cách làm việc của nhân viên cho phù hợp với tổ chức mới. Nhưng bạn lại không chú trọng vào việc đào tạo nhân viên các kỹ năng cần thiết như: Giải quyết vấn đề, ra quyết định, chiến lược kinh doanh, truyền thông… thì bạn sẽ chẳng thể đạt được mục tiêu phát triển khá hơn tổ chức cũ.
Nhân viên sẽ không thay đổi chừng nào bạn có những hoạt động đào tạo tích cựcđể thay đổi nhận thức, xóa đi lối tư duy kiểu cũ của họ để hòa nhập với môi trường mới. Theo nghiên cứu mới đây, của các công ty mới được sát nhập thì có đến 68% các dự án CNTT thất bại, do hoạt động đào tạo bị lãng quên trong vòng 6 tuầnsau khi chuyển đổi. 81% nhà quản lý thiếu sự chú ý đến yếu tố con người, họ muốn nhân viên thay đổi hành vi theo hướng của tổ chức mới nhưng sau đó họ không có hành động để hỗ trợ nó.
Đào tạo kỹ năng mềm
3. Thay đổi nhận thức về văn hóa tổ chức cho nhân viên
Văn hóa tổ chức là một yếu tố then chốt quyết định xem, nhân viên có phù hợp với tổ chức mới hay không? Nhân viên mới chuyển đổi sang tổ chức mới sẽ rất khó khăn trong việc loại bỏ các tư tưởng của nền văn hóa cũ để thay đổi phù hợp với nền văn hóa mới. Ví dụ như: việc thay đổi từ quản lý cũ theo kiểu mệnh lệnh sang cách thức quản lý mang tính dân chủ, mọi người được tự do tham gia đóng góp ý kiến.
Chính vì thế, nhà quản lý thay đổi cần so sánh đối chiếu giữa hai nền văn hóa để có những điều chỉnh thích hợp. Với những điểm văn hóa giống nhau, nhà quản lý có thể nhấn mạnh khuyến khích họ tiếp tục phát huy. Với những điểm khác biêt, hãy chỉ cho họ thấy, họ có thể hòa nhập dễ dàng vì tất cả đều cố gắng để đạt được mục tiêu chung.
Khóa đào tạo văn hóa doanh nghiệp