Bí quyết khởi nghiệp

07-09-2011

 

Tom Mackaskill* một doanh nhân thành công và đồng thời là một học giả nổi tiếng thế giới đã nhận định rằng con đường để xây dựng một doanh nghiệp trị giá triệu đô là một con đường trắc trở.

Ông cho rằng cho dù quá trình khởi nghiệp là một thách thức lớn, nhưng nó lại là con đường tốt nhất để trở nên giàu có.

 

  "Ai cũng thấy rõ những người có những bước khởi đầu vững   chắc luôn có cơ hội khả năng thành công nhiều hơn. Điều này không chỉ đúng với những người sáng lập và còn đúng với cả những người tích cực ủng hộ họ từ thuở sơ khai."

 Dưới đây là 10 bí quyết hàng đầu của Tom mà những doanh nhân khởi nghiệp nên nghe theo để chắc chắn rằng, họ đang đi trên đúng con đường đi tới mục tiêu doanh nghiệp trị giá triệu đô.

 

1. Thuê những người giỏi nhất

Bạn thường băn khoăn tự hỏi sao mình phải chịu đựng những nhân viên không tích cực, những kẻ chỉ làm việc qua loa và kém hiệu quả nhưng rồi bạn đành chấp nhận có họ còn hơn không. Đến cuối cùng, công việc làm ăn của bạn bị tổn thất bởi vì bạn chấp nhận thuê những kẻ tầm thường.

Hãy thuê những người giỏi nhất. Tuy những người làm việc tốt thường rất khó tìm và khó giữ chân nhưng họ luôn làm việc có hiệu quả cao. Họ thường chỉ cần một nửa thời gian để hoàn thành công việc, ít cần giám sát hơn và họ cũng chủ động hơn.

Họ không để lại một mớ hỗn độn khiến bạn phải tự xắn tay vào sửa sang lại sau khi làm xong việc. Họ làm việc tốt vì họ có ý thức với công việc. Vì thế họ nâng cao được năng suất công việc và khiến cho việc kinh đoanh trở nên đáng giá.

 

2. Chia sẻ lợi ích

Doanh nghiệp thành công có sự góp phần không nhỏ của nỗ lực hợp tác của tất cả các nhân viên. Khen thưởng những người có công đóng góp là một cách tuyệt vời để nói lời cảm ơn. Giải thưởng đó cũng chính là động lực thúc đẩy tất cả mọi người nỗ lực làm việc để hướng tới.

Các giá trị nền tảng cho một tổ chức nêu lên nhiều điều về người sáng lập ra nó cũng như cách thức tổ chức đó hoạt động. Giữa việc làm việc cho "bạn" hay cho "chúng ta" có một sự khác biệt rất lớn.

Bạn cần hỏi chính bản thân mình khi gặp khó khăn bạn muốn gì - tất cả mọi người đều đồng lòng hiệp trợ hay mọi người sẽ bỏ bạn tìm công việc an toàn khác ở một công ty lớn hơn.

Hãy tưởng tượng mà xem, nếu bạn có tiếng là một doanh nhân chia sẻ lợi ích của mình với người khác cơ hội bạn tuyển chọn được đúng người sẽ lớn hơn nhiều.

 

3. Có một thông điệp nhất quán

Bạn đã bao giờ xem xét kĩ càng mặt tiếp thị và tài liệu ghi chép về doanh số bán hàng của công ty bạn và tự hỏi, "Chúng ta là ai?", "Chúng ta làm gì?" và "Ai là khách hàng của chúng ta?" chưa. Bạn sẽ nhận ra những thông điệp này khó hiểu đến mức nào. Những người khác nhau đều mường tượng một phiên bản thông điệp đến từ doanh nghiệp của riêng họ, khiến cho mọi thứ đều mơ hồ.

Nếu chính người của bạn còn không hiểu được thông điệp thì thật khó cho khách hàng của bạn, nhà cung cấp của bạn, những nhà cung cấp dịch vụ và những nhà tuyển dụng để nắm bắt được thông điệp.

Hãy đặt mình trong trong vị thế của những khách hàng triển vọng - họ thấy được gì khi xem qua tư liệu marketing của công ty bạn.

Bạn cần phải thể hiện được những thông điệp nhất quán trong tất cả các tài liệu công khai, hơn nữa những bên hữu quan đều phải có nhìn như bạn.

 

4. Tạo được những công việc thú vị, đầy thử thách

Những người làm việc tốt rất khó tìm và càng khó để giữ chân họ. Họ chẳng gặp khó khăn trong việc tìm công việc mới và đảm bảo được tiền thù lao họ mong muốn. Tuy nhiên không phải lúc nào họ cũng bị thúc đẩy bởi tiền lương, dù rằng được trả thù lao đúng thị trường cũng rất quan trọng. Thứ họ mong muốn là những công việc thú vị và những nhiệm vụ thách thức họ.

Chúng ta hay bỏ qua nguyện vọng của nhân viên để nâng cao khả năng của họ hoặc bỏ qua việc tạo nên một môi trường khiến họ háo hức làm việc.

Bạn không nhất thiết phải tạo nên một môi trường làm việc 100% thú vị và thử thách, chỉ cần một vài phần của công việc mà thôi.

Những người thích thử thách và tận hưởng công việc bao giờ cũng năng suất hơn và hài lòng với tình hình hiện tại và có chiều hướng kết hợp hài hoà với các nhân viên khác hơn. Họ cũng sẽ ở lại công ty lâu hơn, ít đòi hỏi điều kiện hơn và dễ làm việc hơn.

 

5. Phần thưởng cho hiệu suất làm việc

Cách mà bạn khen thưởng và xử phạt sẽ xác định phong cách làm việc của nhân viên. Bạn điều chỉnh họ nhờ cách bạn cổ vũ hay không khuyến khích họ. Nếu bạn muốn nhân viên làm việc đặc biệt hiệu suất, bạn phải thể hiện bằng hành động rằng bạn rất coi trọng thái độ làm việc năng suất.

Những cá nhân đóng góp vào sức khoẻ, lợi nhuận và khả năng phục hồi của công ty bằng thái độ quyết tâm và hành động của họ, rất đáng để giữ lại và cần phải được công nhận.

Dù sự công nhận đó có là "danh hiệu nhân viên của tháng", hay được nêu tên trong tuần san của công ty hay là một lời "cám ơn" từ chính chủ tịch thì cũng đáng giá để bạn nên làm.

Tuy nhiên, đừng quên mất phần thưởng bằng tiền cho những đóng góp đặc biệt hay đơn giản là những chuyến đi nghỉ mát trả sẵn. Thậm chí bạn có thể hỏi họ muốn được thưởng thứ gì - có thể là một khoá học, một cơ hội để làm trong dự án đặc biệt hay tham dự một hội nghị trong ngành.

Hành động của bạn truyền đạt đến những người khác trong công ty kiểu thái đô và đóng góp của nhân viên mà công ty coi trọng. Thông qua việc khen thưởng, bạn đã khuyên khích mọi người đều nỗ lực.

 

6. Giáo dục và trao đổi đào tạo nhân viên

Sự chuyên môn hoá và cống hiến hết sức mình sẽ làm tăng năng suất nhưng nó cũng khiến các nhân viên dễ mệt mỏi. Nếu họ cảm thấy bị công việc o bế và không có hi vọng sự nghiệp đi lên hay cải thiện được triển vọng làm việc, họ sẽ thiếu động lực thúc đẩy. Mặt khác, nếu thực hiện mỗi người một việc thì sẽ rất tai hại nếu một nhân viên bỏ việc hay nghỉ ốm.

Nhiều nhân viên luôn mong muốn được học hỏi những kĩ năng mới, tham gia vào các hoạt động mới và được đào tạo để phát triển sự nghiệp tương lai. Khi công ty gặp khó khăn, các nhân viên thay vì sẽ tìm một công việc ổn định khác lại sẵn sàng ở lại bởi vì họ nắm nhiều kĩ năng và được đào tạo tốt hơn, điều đó khiến họ nhận ra họ luôn có khả năng làm việc và không cần phải lo lắng tìm việc nếu họ bị đào thải.

 

7. Sảm phẩm hoá kiến thức

Một trong những yếu tố đóng góp chính cho sự phát triển của công ty là nguyên tắc mở rộng. Khi một sản phẩm được tiêu chuẩn hoá, đơn giản hoá và đóng gói thì sẽ khiến cho khả năng mở rộng càng cao hoặc diễn ra sự sao chép, vì thế càng có nhiều người có thể bán, lắp đặt và sử dụng chúng. Khả năng mở rộng là khả năng của một hệ thống, mạng lưới hoặc quá trình để có thể xử lý được một khối lượng lớn công việc một cách trôi chảy.

Vấn đề là lượng kiến thức trong đầu của mọi người rất khó để cân đo đong đếm, vì thế nó cực kỳ hạn chế sự phát triển của công ty. Để phát triển, bạn càn phải tuyển dụng và đào tạo kiến thức cho rất nhiều người.

Tuy nhiên, nếu kiến thức có thể áp dụng trực tiếp lên sản phẩm, khả năng triển khai việc làm này sẽ được nâng cao rõ rệt.

Cách thức sản phẩm hoá kiến thức có thể khác nhau nhưng bản chất của nó là lấy kiến thức và đóng gói nó vào dạng có thể triển khai một cách nhanh chóng trong một hình thức được tiêu chuẩn hoá.

Một khi đã được sản phẩm hoá, sản phẩm sẽ có một tiêu chuẩn nhất định vì thế việc đào tạo sẽ dễ dàng hơn và đi vào hệ thống. Việc làm này có thể triển khai ở những nhân viên thiếu kiến thức và các phường pháp tiêu chuẩn hoá có thể được tận dụng trong quá trình bán hàng. Công ty có phát triển nhanh chóng được hay không phụ thuộc vào khả năng mở rộng, Nếu không sản phẩm hoá kiến thức, việc phát triển sẽ bị kìm hãm.

 

8. Đừng đi ngược lại với niềm tin của bạn

Sẽ có những lúc bạn phải đưa ra một quyết định khó khăn, cũng sẽ có những lúc bạn chẳng có một thứ gì để dẫn dắt bản thân ngoài nhưng phẩm chất của chính mình. Bản chất đạo đức đặt ra cho bạn một câu hỏi, khi gặp chuyện khó khăn và bạn đưa ra quyết định một cách khóc khăn, vậy bạn có thể duy trì quyết định ấy đến cùng không?

Bài kiểm tra lớn nhất cho một quyết định đúng đắn là bạn có dám đứng trước một đám đông và bảo vệ đến cùng cho quyết định của mình. Chúng ta có thể làm được thế chỉ khi chúng ta cất chứa niềm tin mãnh liệt. Quyết đinh  được coi là đúng hay sai còn tuỳ thuộc vào mỗi người. Nó phụ thuộc vào quá trình lớn lên, phụ thuộc vào cha mẹ, giáo dục, tôn giáo và đặc trưng văn hoá. Đấy là lý do mỗi người có một quan điểm về một vấn đề.

Điều quan trọng là bạn phải biết mình nên làm gì để những người xung quanh bạn cùng chia sẽ niềm tin đạo đức và đứng về bạn trong lúc gian truân quyết định.

Khi bạn đi ngược lại với những niềm tin ấy, bạn đã bắt đầu suy thoái không chỉ lòng đạo đức của chính bạn mà còn đánh mất niềm tin vào những gì bạn đang làm. Hãy kiên trì với niềm tin của chính mình.

 

9. Bạn đang xây dựng đoàn thể chứ không phải những hòn đảo cô lập

Tại bất cứ công ty nào, một cá nhân hay cả phòng ban nào đó rất dễ bị cô lập và tách ra khỏi tập thể. Khi điều này xảy ra, cơ cấu của công ty sẽ bị phân mảnh và dịp may để kết hợp chớp lấy thời cơ hay giải quyết khó khăn sẽ bị hạn chế.

Chúng ta cần phải coi công ty như một chiếc xe tự động mà mỗi bộ phận có một chức năng riêng và chiếc xe đó hoạt động tốt hơn nhiều kết hợp tất cả các bộ phận hơn là hoạt động riêng lẻ. Bạn cần phải đảm bảo tất cả mọi người đều góp một phần vào đoàn thể chứ không phải là người ngoài.

Vai trò của doanh nhân là sự kết hợp giữa lãnh đạo và nhìn xa trông rộng. Họ cần phải tạo nên một môi trường mà ai cũng hướng về phần thưởng của sự thành công mà mọi người ai cũng đồng lòng để đạt được.

 

10. Cần có ai đó làm lãnh đạo

Suy cho cùng, công ty không phải nơi thực hiện chế độ dân chủ mà nó cần một người đứng lên lãnh đạo và đưa ra những quyết định chủ chốt. Bạn không thể làm việc ở một nơi nhân viên không biết ai là người có tiếng nói cuối cùng và nơi mà một số người nói họ đang phụ trách. Một khi họ phản đối nghĩa là công ty bạn đã trở nên rối loạn chức năng.

Kể cả khi bạn khởi nghiệp với vài người, mỗi người hưởng cổ phần như nhau, công ty vẫn chỉ hoạt động có hiệu quả nếu một người lĩnh nhiệm vụ lãnh đoạo

Có những trường hợp, không có đáp án đúng cho vấn đề và lúc đấy cần có một ai đó để đưa đưa ra phán quyết và dẫn dắt mọi người đi theo đúng hướng.

Hãy chọn lấy người được tôn trọng, khôn ngoan, có tài lãnh đạo và có tầm nhìn và họ cầm tay lái đưa công ty đi vào hoạt động.

*Tom McKaskill là một doanh nhân thành công, nhà giáo dục và tác giả, ông nổi tiếng thế giới về chiến lược rút lui (exit strategy). Doanh nhân thường xây dựng doanh nghiệp lớn mạnh để đến lúc nào đó, bán doanh nghiệp đi để chuyển sang dự án khác - cái đó gọi là exit strategy.

Ông còn là cựu Giáo sư kinh doanh Richard Pratt, Trường Đại Học kinh doanh Australia, Đại học Công nghệ Swinburne, Melbourne, Úc.

 

   Kể cả khi công ty của bạn có quy mô nhỏ, nó cũng là một đoàn thể thống nhất cần có một người lãnh đạo sáng suốt. Hãy chọn cho mình những nhân viên làm việc hiệu quả, tạo môi trường tốt nhất để họ trổ tài và trang bị kiến thức cho họ. Đừng quên khen thưởng và chia sẻ lợi ích cho những người.i có công đóng góp khi thành công. Hãy đặt niềm tin vào bản thân và đừng đi ngược lại nó. Khi đó bạn sẽ thực sự là một doanh nhân khởi nghiệp xuất sắc.

Người dịch: Mai Anh và nhóm
Viết bình luận
Tên của bạn (*):
Mail của bạn (*):
Mã:
 
Telex   VNI   Off