Làm thế nào để tránh xung đột và sự mất sự tin tưởng trong đàm phán


dam phan Những cuộc đàm phán vốn đã có rất nhiều rủi ro, tuy nhiên cũng có rất nhiều cách đã được kiểm chứng có thể giúp giảm rủi do và nâng cao tỷ lệ thành công của bạn. Để làm được điều đó, bạn phải tập trung vào điều rất cơ bản trong mối quan hệ của bạn với người khác: đó là sự tin tưởng.

Hãy nhớ lại lúc bạn đánh mất niềm tin vào người bạn đàm phán. Liệu bạn đã cố gắng để đàm phán lại những điều kiện của mối quan hệ, hoặc là bạn đã lờ đi vấn đề này và hy vọng nó sẽ biến mất? Liệu bạn có điều chỉnh lại mức độ tin tưởng anh ta hay không? Chúng ta thường tham gia vào những cuộc đàm phán với giả định về sự tin tưởng – một giả định mà chúng ta sẽ mang theo xuyên suốt mối quan hệ của chúng ta với người khác. Khi mọi chuyện diễn ra không đúng, như chúng thường xảy ra, chúng ta sẽ không sẵn lòng đàm phán lại những điều kiện bởi vì chúng ta sợ sẽ phá hỏng đi nền tảng cơ bản của sự tin tưởng. Cuối cùng, khi bạn thể hiện sự mất lòng tin, không chắc đối tác của bạn sẽ không để sự thay đổi này làm phiền lòng bạn. Sự nóng giận và cảm giác bị xúc phạm có thể khiến bạn thấy tồi tệ hơn là khi bạn không tin tưởng bất cứ điều gì

Giáo sư đoạt giải thưởng Nobel Daniel Kahneman của trường đại học Princeton và Amos Tversky của trường đại học Stanford cho biết: con người thường không thích chuyển hướng so với tình trạng hiện tại của họ. Ngược lại, khi những nhà đàm phán xây dựng sự tin tưởng ngày càng tăng, sự hoài nghi bẩm sinh chỉ đơn thuần báo hiệu sự thiếu lòng tin, chứ không phải là sự phản bội do mất lòng tin.

Khi bạn bắt đầu trò chuyện với một người mới quen nào đó, quan trọng là bạn phải bàn bạc về những nguyên tắc cơ bản – gồm có những hiểu biết cơ bản về lòng tin mà hai bạn đưa vào bàn đàm phán. Thà giả định có sự tin tưởng lẫn nhau, còn hơn phải giải thích bạn là người chấp nhận rủi ro và bảo thủ, một người chỉ thích xây dựng sự tin tưởng một cách chậm chạp qua tiến trình của một mối quan hệ.

Trò chuyện về sở thích của bạn để xây dựng sự tin tưởng qua thời gian để tránh không đánh mất lòng tin sau này. Bạn hãy xem rất nhiều bệnh nhân cảm thấy rất khó khăn khi nói với bác sỹ điều trị của họ là họ muốn có ý kiến thứ hai, bởi vì họ sợ bác sỹ sẽ cảm thấy khó chịu và có lẽ sẽ chữa trị cho họ kém hơn trong tương lai. Tuy nhiên, nếu bạn nói với bác sỹ trong lần khám bệnh đầu tiên của bạn là bạn đánh giá cao những ý kiến thứ hai và muốn biến việc đó thành thủ tục chuẩn, bạn sẽ tránh được tình huống bất tiện này.

( Theo  http://www.pon.harvard.edu )

Để đàm phán thành công, cần phải dựa trên rất nhiều nguyên tắc như win-win, có đi có lại….Một trong những nguyên tắc khá quan trọng góp phần xây dựng mối quan hệ làm ăn lâu dài cho bạn với đối tác, đó chính là sự tin tưởng. Bạn có thể xây dựng sự tin cậy của đối tác bằng cách đưa ra bàn bạc thống nhất những nguyên tắc chung giữa hai bên trước khi đàm phán, đảm bảo cho nguyên tắc này được duy trì trong suốt quá trình thương lượng.

Đồng thời bạn cũng cần thẳng thắn đưa ra ý kiến của mình về những nguyên tắc chung mà đối tác của bạn đưa ra lúc đầu, dù điều đó có thể làm cho đối tác của bạn không vừa ý. Một khi đối tác của bạn hiểu và chấp nhận những nguyên tắc đó, thì mọi vấn đề đàm phán sẽ thuận lợi hơn, và bạn cũng có thể kéo dài mối quan hệ làm ăn đó.

 

Viết bình luận
Tên của bạn (*):
Mail của bạn (*):
Mã:
 
Telex   VNI   Off