Tuyển dụng theo cách Steve Jobs

03-01-2012


candidate-pool.jpg-250x190.png

"Nắm bắt thông tin

Quản lý thời gian hiện tại để đạt được thành tích tốt nhất

Tái tạo tương lai" 

Đó là những câu  của  Steve Jobs  mà chúng ta đáng quan tâm ở đây. Để thấy được ông cũng đã lưu tâm đến vấn đề tuyển dụng như thế nào.

Tương tự như vậy chúng ta cũng có thể nói tuyển dụng là:

" Khai thác nguồn lực

Tối đa hóa chất lượng tuyển dụng

Trở thành nhà tuyển dụng tuyệt vời."

Vấn đề là: tuyển dụng được nhân tài không phải vì nguồn lực lớn, mà vì tuyển dụng hiệu quả. Và nếu như bạn tiếp tục theo đuổi giải pháp đơn giản việc tìm kiếm ứng viên lần tiếp theo, bạn sẽ không biết chính xác bạn sẽ ở đâu từ giờ cho tới 5 hay 10 năm nữa. Trên thực tế,những người muốn làm theo chiến lược tìm kiếm ứng viên một cách đơn giản không thể nâng cao chất lượng tuyển dụng trong 5-10 năm qua. Những công ty tốt nhất đã phá vỡ chân lý cơ bản này trong cuộc chiến tranh giành nhân tài đã trở thành những nhà tuyển dụng rất có danh tiếng. Đối với bất cứ ai, nâng cao chất lượng tuyển dụng đòi hỏi phải có những nhà tuyển dụng rất giỏi.

Tóm lại, công thức bí mật của tôi để tuyển dụng nhân tài là:

Tuyển dụng thành công = Nguồn ứng viên giỏi cộng với quá trình tuyển dụng giỏi

Nếu bạn áp dụng theo công thức này bạn sẽ có thể tìm thấy và tuyển dụng được những người rất giỏi. Dưới đây là một số ý tưởng để có thể sáng tạo lại tương lai cho tuyển dụng:

 

     1. Không nên đăng mô tả công việc.

 Mô tả công việc chỉ có hiệu quả với những người có nhu cầu về kinh tế nộp đơn vào. Một mục quảng cáo tuyệt vời nêu bật những thông tin về quyền lợi mà ứng viên sẽ được hưởng và nhấn mạnh pham vi của công việc thực tế có liên quan sẽ tăng tỷ lệ phản hồi lên ít nhất gấp 5 lần. Không có bộ luật nào nói rằng thông báo tuyển dụng của bạn phải nhàm chán. Điều cốt yếu là bạn phải thu hút nhiều người giỏi và luôn đặt họ ở hàng đầu của nguồn ứng viên, và sau đó bạn phải chắc chắn mình sẽ giữ được những ứng viên giỏi nhất tham gia vào quá trình tuyển dụng từ lúc bắt đầu cho tới lúc kết thúc

     2. Thu hẹp khoảng cách.

Các tiêu chuẩn ban đầu mà các ứng viên hàng đầu dùng để thương lượng với nhà tuyển dụng không giống như tiêu chuẩn mà họ dùng để đưa ra quyết định chấp nhận lời đề nghị làm việc. Hầu hết mọi người, đặc biệt là khi họ được tuyển rồi, luôn luôn đòi hỏi về mức phụ cấp, công ty, công việc và địa điểm làm việc khi họ ký hợp đồng làm việc với nhà tuyển dụng. Tuy nhiên đó chỉ là những vấn đề chiến thuật rất ngắn hạn. Khi những người này đưa ra quyết định chấp nhận lời đề nghị làm việc, họ sẽ còn cân nhắc những vấn đề khác nữa, điển hình như là cơ hội phát triển, tầm ảnh hưởng của công việc, những gì họ có thể học, làm và trở thành; lương, phụ cấp và các vấn đề cân bằng cuộc sống - công việc, công ty và sứ mệnh của công ty. Đây mới là những vấn đề chiến lược nghề nghiệp lâu dài. Những nhà tuyển dụng giỏi phải biết cách làm thế nào để khéo léo dẫn dắt cuộc phỏng vấn chuyển thành cuộc thảo luận các vấn đê từ ngắn hạn sang dài hạn chỉ trong vòng 5 phút đầu. Kết quả là họ tăng được tỷ lệ chấp nhận trong mỗi cuộc gọi và mỗi liên hệ. Nếu bạn không biết làm thế nào để thu hẹp khoảng cách này, bạn sẽ buộc phải tìm nhiều ứng viên hơn. Đó là lý do tại sao những nhà tuyển dụng không thể thu hẹp được khoảng cách giữa mục tiêu ngắn hạn và dài hạn của ứng viên, thường phải tìm thêm nhiều kỹ thuật tuyển dụng mới hơn nữa để tìm kiếm thêm nhiều ứng viên hơn là chỉ tuyển dụng những người mà họ đã có.

 

      3. Tuân theo nguyên tắc 80/20 khi tuyển dụng những ứng viên thụ động.

Tuyển dụng những ứng viên thụ động tất cả là nhờ vào mối quan hệ mạng lưới, chứ không phải dựa vào tên tuổi. Bạn cần phải nhận được 1-2 lời giới thiệu về các ứng viên bước đầu đủ điều kiện với mỗi lần gọi điện tới một người nào đó trên Linkedin, sau đó bạn nên dành 80% thời gian gọi cho những người giỏi nhất trong số những ứng viên này. Kết quả tốt đẹp là: Họ sẽ gọi lại cho bạn và họ là những người cơ bản đủ điều kiện. Đó là lý do tại sao thu hẹp phạm vi ứng viên lại là một kỹ thuật quan trọng như vậy. Phát triển mối quan hệ với một người tài giỏi cần phải mất ít nhất 10 phút. Nếu người đó không phù hợp với công việc, thì bạn sẽ lại bắt đầu quá trình tìm kiếm trong mạng lưới quan hệ của bạn. Tối thiểu quá trình này bao gồm: liên hệ với người bạn, sau đó hỏi về những liên kêt của người bạn đó và nhờ họ giới thiệu những người giỏi nhất trong số những liên kết đó cho bạn.

 

     4. Quản lý kế hoạch tìm kiếm nguồn lực của bạn.

Vấn đề lớn và mới trong tìm kiếm ứng viên là tự động kết nối những công việc của công ty bạn với những mối liên hệ của nhân viên trên trang web LinkedIn và Facebook. LinkedIn, Jobvite và Jobs2Web (so sánh với những trang web khác) hiện giờ cung cấp cho bạn khả năng quan trọng này. Khả năng tự động kết nối này ngày càng trở lên thông minh hơn và mang lại một cơ hội lớn cho những người biết cách khai thác lợi thế của nó để tìm kiếm những ứng viên thụ động. Cách duy nhất là tự chủ động tìm kiếm những mối liên hệ tốt nhất của các nhân viên trong ty bạn, thông qua việc sử dụng phương pháp lựa chọn tối ưu như đã nói ở trên. Chữ P trong cụm từ PERP (Quản lý kế hoạch) có nghĩa là: chủ động. Bạn nên tự tăng sự quản lý của bạn và nỗ lực để tái tạo tương lai, nhờ những nhân viên của bạn liên hệ với những người giỏi nhất mà họ đã làm việc trong quá khứ. Đôi khi trong tương lai, bạn mở ra một đợt tuyển dụng mới, bạn sẽ ngay lập tức tìm được những người giỏi nhất trên mạng lưới LinkedIn của các nhân viên.

 

     5. Tối thiểu hóa tỷ lệ từ chối

Biết những lỗ hổng trong phương thức tìm kiếm ứng viên của bạn. Những người giỏi nhất không tìm kiếm việc làm theo cách mà những người thông thường khác làm. Họ có những nhu cầu khác, sử dụng những tiêu chuẩn khác để ứng tuyển và chấp nhận, họ cũng di chuyển với những tốc độ rất khác. Thiết kế lại các quá trình tuyển dụng của bạn xoay quanh những nhu cầu của các ứng viên giỏi thụ động hay chủ động, còn hơn là gần với nhu cầu của các ứng viên thông thường sẽ giúp bạn tối đa hóa tỷ lệ những ứng viên giỏi nộp đơn. Để bắt đầu làm như vậy, bạn hãy tiến hành xem xét quá trình toàn diện từ tìm kiếm ứng viên, đến phỏng vấn và tuyển dụng. Ở mỗi bước, bạn nên tự hỏi mình liệu đây có phải là cách tốt nhất để lôi kéo một ứng viên tài giỏi không tìm kiếm việc hay không. Sau khoảng một giờ, bạn sẽ tìm ra 4-5 việc bạn cần phải làm ngay lập tức để tăng hiệu quả từ đầu tới cuối của quá trình tuyển dụng.

 

     6. Bảo vệ ứng viên của bạn khỏi những quyết định sai lầm. Nếu bạn làm tốt tất cả những điều trên, bạn sẽ có gấp 2 đến 3 lần các ứng cử viên tài giỏi mà không cần phải làm gì thêm nữa. Thậm chí tốt hơn nữa là bạn sẽ thoát ra khỏi cái bẫy “theo đuổi giải pháp đơn giản việc tìm kiếm ứng viên tiếp theo” trong suy nghĩ của bạn. Tuy nhiên, nếu các giám đốc tuyển dụng của bạn có chiều hướng nhấn mạnh quá mức các kỹ năng và/hoặc họ không giỏi đánh giá khả năng của ứng viên và/hoặc họ không giỏi tuyển dụng những ứng viên tốt nhất làm việc cho họ, thì bạn sẽ cần hướng dẫn họ từng bước một trong suốt quá trình tuyển dụng. Một cách nữa để thực hiện điều này đó là bạn phải trở thành người phỏng vấn giỏi hơn các giám đốc tuyển dụng của bạn. Bạn sẽ không bao giờ có thể la mắng om sòm giám đốc tuyển dụng, nhưng bạn có thể tác động ngoài tới họ. Cung cấp những thông tin chi tiết theo chiều sâu, cụ thể về thành tích của ứng viên trong quá khứ thường có thể gạt đi đánh giá định kiến hoặc nông cạn về ứng viên. Nếu bạn làm việc này ở mức vừa đủ, tìm kiếm những ứng viên giỏi hơn, những ứng viên mà bạn đã tuyển dụng và có thể tới gần những ứng viên tài giỏi hơn mà không cần phải tiết lộ thông tin gì, bạn sẽ sớm được coi là một cộng sự ngang tầm trong quá trình tuyển dụng.

 

Hãy ngừng theo đuổi chiến lược đơn giản việc tìm kiếm ứng viên tiếp theo, thay vào đó, bạn hãy trở thành một nhà tuyển dụng tài giỏi, thiết kế các quá trình tuyển dụng của bạn xoay quanh những nhu cầu của các ứng viên có năng lực, đưa ra cơ hội về nghề nghiệp thay vì công việc, cộng tác với khách hàng có nhu cầu tuyển dụng. Steve Jobs sẽ nói như sau nếu bạn hỏi ông ấy về tuyển dụng:

Khai thác nguồn tìm kiếm ứng viên

Tối đa hóa chất lượng tuyển  dụng

Trở thành nhà tuyển dụng tài giỏi

( Nguồn  (http://www.ere.net )

Award_10_chuan_TM - Mini.jpg

Steve Jobs vốn là người rất nổi tiếng trong việc đưa ra những ý tưởng mới và thổi hồn vào đó, khiến cả nhân loại phải sững sờ với những thứ tưởng như không mới nhưng lại rất hấp dẫn qua “bàn tay phù thủy” của ông. Chúng ta có thể học hỏi từ Steve Jobs rất nhiều, và ngay cả khi chúng ta là những chuyên viên nhân sự, những nhà tuyển dụng, thì việc áp dụng những suy nghĩ mới theo Steve Jobs cũng phát huy những hiệu quả tích cực.

Công tác tuyển dụng là vô cùng quan trọng đến sự phát triển của mỗi doanh nghiệp trên mọi quy mô. Nó quyết định đến sự tồn tại và phát triển của doanh nghiệp có các nguồn lực mà thiếu người thực hiện thì vẫn chỉ nằm trên các bảng kế hoạch mà không biết khi nào thực hiện được. Do vậy thấy được tầm quan trọng của công tác tuyển dụng nhân sự nói riêng và sự phát triển của tổ chức nói chung.

 

 

 

Viết bình luận
Tên của bạn (*):
Mail của bạn (*):
Mã:
 
Telex   VNI   Off