Hãy đàm phán những gì bạn thật sự muốn?

30-09-2013

<p> <img alt="" src="/Upload/CKFinder/images/dam phan best_01.PNG" style="margin: 10px; width: 200px; height: 168px; float: left;" /><strong>Điều này dường như thật bình thường, nhưng một trong những câu hỏi đầu tiên bạn nên hỏi khi nghĩ tới việc thương lượng cho một vụ mua hàng quan trọng, là bạn có thực sự muốn hoặc cần nó hay không?</strong></p> <p> Chúng ta thường giả định các sự việc xảy ra trong tương lai như mua một chiếc ô tô mới hoặc ký một hợp đồng khá quan trọng sẽ có tác động lâu dài tới toàn bộ niềm hạnh phúc của chúng ta. Tuy nhiên, nghiên cứu của các nhà tâm lý học Daniel Gilbert của trường đại học Havard và Timothy Vison của trường đại học Virginia cho thấy sự hồi hộp và hứng thú về bất kỳ sự kiện nào vừa xảy ra cũng biến mất nhanh hơn so với chúng ta dự đoán. Khi chú trọng vào một thương vụ mua sắm đơn lẻ, chúng ta sẽ không thể suy xét xem thương vụ mua sắm đó có nhanh chóng bị lu mờ bởi những việc khác, những việc cấp bách hơn ở nhà và ở nơi làm việc hay không.</p> <p> Hơn nữa, chúng ta thường chú ý quá nhiều tới khía cạnh sống động và hào nhoáng của một thỏa thuận đàm phán. Để minh chứng cho thấy khuynh hướng thiên về những cái hào nhoáng, Giáo sư trường Kinh doanh Harvard Max H.Bazerma đã nghiên cứu và nhận thấy khi lựa chọn trong những lời mời làm việc, những sinh viên tốt nghiệp MBA của trường thường đưa ra quyết định dựa trên những khía cạnh vốn gây ấn tượng nhất với thế hệ đi trước của họ, như là lương khởi điểm cao hoặc làm việc ở một công ty nổi tiếng. Nhưng thực tế trong một vài năm gần đây, rất nhiều sinh viên này cuối cùng lại chuyển sang làm những ở những nơi có ít danh tiếng hơn, nhưng lại có nhiều ý nghĩa với họ hơn.</p> <p> Cũng theo lối suy nghĩ tương tự, đôi khi người mua đi theo hướng chỉ tập trung để trả mức giá thấp nhất có thể - dù đó là mua một chiếc ô tô hay ký kết một hợp đồng mua hàng ở văn phòng – nhằm thể hiện kỹ năng thương lượng của họ với những người khác.</p> <p> Trong đàm phán, quan trọng là phải tích cực đàm phán để đạt được mức giá thấp. Tuy nhiên, trước khi bạn bắt đầu mặc cả, hãy chắc chắn bạn thật sự rất muốn món hàng đó. Tập cho mình thói quen nghĩ tới những vụ mua sắm tiềm năng cũng như những lựa chọn thay thế khác. Hãy xem xét những thỉnh cầu của người bán với thái độ hoài nghi khi họ cố gắng dụ dỗ bạn đưa ra quyết định mua một cách bốc đồng. Ngoài ra, hãy cân nhắc việc đàm phán là dựa trên nhu cầu của bạn, của gia đình hoặc của công ty bạn. Nếu tiết kiệm tiền bạc là then chốt, thì bỏ qua một vụ mua sắm đặc biệt, ngay cả khi đó là một vụ mua sắm khổng lồ, có thể sẽ là lựa chọn thông minh nhất của bạn.</p> <p> <em>(Trích từ cuốn “Người mua, nhận biết về 4 kiểu bẫy tiềm tàng”, xuất bản lần đầu tại Negotiation Newsletter)</em></p> <p> <img alt="" src="/Upload/CKFinder/images/logo Best (1).png" style="width: 100px; height: 62px;" /></p> <p> Đàm phán gần như là hành động chúng ta làm mỗi ngày trong cuộc sống. Dù bạn là người mua hay người bán, bạn vẫn luôn biết điều mình thực sự muốn trong cuộc đàm phán. Khi đó &nbsp;bạn sẽ thấy mình nên &nbsp;nỗ lực <a href="http://best.edu.vn/pro/chuong-trinh-dao-tao-ky-nang-dam-phan-best-selling-program.d-434.aspx">đàm phán như thế nào</a> để ra quyết định chính xác và đúng như kết quả bạn mong đợi mà không phải hối tiếc vì lựa chọn của mình. &nbsp;</p> <p> &nbsp;</p>

Viết bình luận
Tên của bạn (*):
Mail của bạn (*):
Mã:
 
Telex   VNI   Off