Bạn mong muốn trở thành một nhà lãnh đạo tự chèo lái con thuyền của chính mình? Sau đây là nguyên tắc vàng ít người biết đến đưa bạn tới thành công trong sự nghiệp?
Công ty Đào tạo, Tư vấn và Phát triển Best (Best Training, Consulting & Promoting Co.) giới thiệu bài viết của Steve Knight, chuyên gia nổi tiếng với 25 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực giao tiếp kinh doanh.
Trong đời sống cá nhân và công việc, bạn dễ dàng mất định hướng bởi tác động của rất nhiều người xung quanh mình. Họ đều cần và muốn điều gì đó từ bạn và khá nhiều người muốn ảnh hưởng tới bạn thậm chí muốn dẫn dắt cả các giá trị và cách ứng xử, hướng đi và mục tiêu của bạn. Bạn có thể bị lạc lối và phải trả một giá đắt.
Bạn có thể thất bại ở một lĩnh vực mà mình không có niềm đam mê, đến những địa điểm mà mình không muốn đến, làm những công việc không phù hợp với bạn, không có niềm tin để biết giá trị thực của mình và, không nói “không” khi cần thiết, làm hài lòng đối tác bằng việc thực hiện tất cả mọi thứ họ muốn…
Hầu hết chúng ta được khen ngợi khi đặt bản thân mình sau cùng để ưu tiên những người khác nhằm đảm bảo rằng họ được thỏa mãn về những yêu cầu của họ.
Tuy nhiên, tạm gác quan điểm đó lại và cân nhắc tới nguyên tắc vàng: nguyên tắc “Sơ cứu”. Nguyên tắc đó đảm bảo mọi người được an toàn trước khi thực hiện nỗ lực hỗ trợ người khác. Nếu không may bạn gặp một người bị xe cán trên đường, động lực chung sẽ là lao ngay tới giúp đỡ người đó.
Nguyên tắc ở đây là kìm nén động lực này, thay vào đó, dừng lại, hít thở, quan sát tình huống, hoàn cảnh xung quanh và chỉ lao vào giúp đỡ người bị nạn khi bạn thấy mình được an toàn khi thực hiện việc đó. Lý do là nếu vội vã lao ra đường mà không để ý tới xe cộ xung quanh, bạn sẽ có khả năng lớn bị chiếc xe hơi, xe buýt… đang đi tới cán phải.
Nếu trở thành người bị nạn thứ hai, bạn không còn có thể giúp đỡ người đó nữa. Trên thực tế, bạn lại trở thành một rào cản đối với người mà bạn đang cố gắng để giúp bởi những người xung quanh phải cứu giúp hai người thay vì chỉ có một người.
Vì vậy, chăm sóc cho bản thân mình không phải là ích kỷ. Chăm sóc cho bản thân mình có nghĩa rằng bạn đặt mình ở thế mạnh nhất của mình, từ đó trang bị cho mình khả năng tốt nhất và ở vị trí tốt nhất để giúp đỡ, quản lý và lãnh đạo người khác.
Điều này không có nghĩa là bạn chấm dứt việc tôn trọng, quan tâm và yêu thương đối với những người xung quanh bạn mà chỉ đơn giản là đừng quên chăm sóc cho bản thân mình.
Bạn cần quan tâm tới bản thân để có hướng đi, sự rõ ràng, trí tuệ minh mẫn, sức mạnh để tự hoàn thiện mình.
Ví dụ, bạn được trang bị tốt hơn để giúp đỡ người khác nếu bạn:
Chú ý tới chế độ ăn uống của mình, giữ cơ thể khỏe mạnh bằng việc tập thể dục đều đặn.
Cho phép mình có thời gian để lắng nghe những yêu cầu của bản thân, đặt mục tiêu và hành động để theo đuổi chúng.
Nhận ra các lĩnh vực trong đời sống và trong nghề nghiệp mà bạn muốn cải thiện và muốn tiếp tục học hỏi, đào tạo và phát triển.
Sau đây là 6 câu hỏi đặt ra cho bạn:
1. Đã bao nhiêu lần bạn tự hỏi bản thân rằng mình không có thời gian để suy nghĩ, hay hầu như không có thời gian để nghỉ ngơi?
2. Mức độ thường xuyên của bạn tự hỏi bản thân rằng mình luôn luôn dành thời gian cho những người khác nhưng không có thời gian cho bản thân?
3. Mức độ thường xuyên của bạn thực sự cho phép bản thân có một kế hoạch thời gian cho việc thư giãn, nghỉ ngơi, suy nghĩ, lắng nghe, chú ý tới những điều mà cơ thể, trái tim, tâm hồn bạn nói với mình?
4. Đâu là lần cuối cùng bạn viết ra các lĩnh vực chủ chốt mà thực sự quan trọng với bạn? Ví dụ, Gia đình, Sự nghiệp, Sự thỏa mãn, Đào tạo và Học hỏi mới, Tình yêu và Thân mến, Du lịch và Mạo hiểm, Thú vui và Sở thích, Giữ cơ thể khỏe mạnh, Trở thành một nhà doanh nhân…
5. Mức độ thường xuyên của bạn cho phép bản thân có thời gian tập trung vào những yêu cầu chung của bản thân? như là được lắng nghe, được tôn trọng, được coi trọng và được yêu thương…
6. Mức độ thường xuyên của bạn để những người xung quanh biết về những yêu cầu và mong muốn của mình?
Nelson Mandela nói rằng khi bị giam cầm ở đảo Robben trong suốt 27 năm, chính bài thơ Bất khuất (Invictus) của nhà thơ William Ernest Henley đã giúp ông giữ vững tinh thần khi bản thân tưởng như muốn suy sụp. Hai dòng cuối của bài thơ:
Tôi là chủ nhân số phận tôi
Tôi là thuyền trưởng tâm hồn tôi
Thử suy ngẫm xem liệu bản thân bạn đã là chủ nhân của cuộc đời mình chưa? Nếu bạn chưa trở thành thuyền trưởng cho con tàu của chính mình thì hãy bắt đầu:
Không bao giờ ngừng lắng nghe
Không bao giờ ngừng học hỏi
Không bao giờ dậm chân tại chỗ
Không bao giờ đi lùi lại
Con thuyền của bạn đang chờ đợi để căng buồm lướt sóng.
(Lược dịch: Linkedin.com)
Best’s comments:
1. Nguyên tắc vàng “Sơ cứu” là chăm sóc cho bản thân để có thể hoàn thiện mình và đặt mình ở thế mạnh nhất, từ đó mới có khả năng tốt nhất giúp đỡ, lãnh đạo và quản lý người khác.
2. Để chăm sóc bản thân, chúng ta nên tự đặt cho mình những câu hỏi xem liệu chúng ta có chịu khó lắng nghe những gì cơ thể, trái tim và tâm hồn chúng ta cần không? Chúng ta có dành thời gian để bản thân được nghỉ ngơi, thư giãn hay không hay luôn luôn chỉ dành thời gian đáp ứng những yêu cầu của người khác. Nên nhớ rằng chăm sóc cho bản thân không phải là ích kỷ mà là tạo cho mình những gì tốt nhất để có thể giúp đỡ, lãnh đạo hay quản lý người khác.
3. “Một trí tuệ minh mẫn chỉ có trong một cơ thể khỏe mạnh” là câu nói nổi tiếng quen thuộc tới hầu hết chúng ta nhưng thực tế không phải ai cũng biết cách áp dụng vào bản thân. Có rất nhiều nhà lãnh đạo, quản lý vì quá đam mê công việc, dồn quá nhiều tâm sức vào nó mà lơ là sức khỏe bản thân mình, phải cho đến khi cơ thể suy kiệt họ mới nhận ra bản thân quan trọng như thế nào. Rèn luyện cho mình một trí tuệ minh mẫn, một cơ thể khỏe mạnh để có thể làm chủ số phận mình.