Làm thế nào để yêu cầu những gì bạn muốn và nhận được nó? Tôi thừa nhận là: Tôi ghét đàm phán. Với tôi, một cuộc thương lượng luôn luôn làm tôi cảm thấy phải đối đầu với người đối diện.Thật không may, đàm phán là một thực tế của đời sống kinh doanh. Vì vậy, nếu bạn cũng giống tôi thì hãy tham khảo một vài cách dưới đây để đàm phán với niềm vui, bớt căng thẳng hơn một chút, và bạn sẽ đạt được nhiều thành công hơn:
1. Hãy là người đầu tiên
Mọi người thường không thích là nhà thầu đầu tiên vì họ nghĩ rằng, người đầu tiên có thể bỏ lỡ một cơ hội đạt được giá cao hơn. Nhưng trong thế giới kinh doanh, hiếm khi xảy ra, bởi vì mọi người hầu như đều biết giá chung của sản phẩm dịch vụ. Vì vậy, nếu bạn là người mua đầu tiên thì hãy bắt đầu đấu thầu thấp. Nếu bạn đang bán hàng, hãy bắt đầu đấu thầu cao.
2. Sử dụng sự im lặng như một công cụ
Hầu hết chúng ta nói rất nhiều khi chúng ta lo lắng về một vấn đề nào đó, nhưng khi chúng ta nói nhiều, chúng ta cũng bỏ lỡ rất nhiều.Người bán sẽ tìm cách lấp đầy sự im lặng với vô số thông tin hữu ích mà bạn sẽ không bao giờ học được nếu bạn đang nói. Lắng nghe và suy nghĩ nhiều hơn nói. Khi bạn nói chuyện, hãy hỏi những câu hỏi mở và khi đó bạn biết những gì người khác thực sự cần.
3. Hy vọng về kết quả tốt nhất
Những kỳ vọng cao thường dẫn đến kết quả cao. Luôn luôn đàm phán với ý nghĩ rằng, bạn có thể có được những gì bạn muốn. Luôn luôn giả định bạn có thể đạt được thỏa thuận theo các điều khoản của bạn. Bạn không thể nhận được những gì bạn muốn nếu bạn không hỏi. Vì vậy hãy luôn luôn hỏi.
4. Không bao giờ thiết lập giá cố định quá thấp
Mọi người thường yêu cầu con số gần đúng. Bạn đừng cung cấp cho họ con số gần đúng thấp quá mức quy định. Ví dụ, không nói, "Tôi đoán chi phí sẽ vào tầm từ $ 500 đến $ 1,000."Người mua tất nhiên sẽ muốn chi phí cuối cùng là càng gần đến $ 500 có thể, ngay cả nếu những gì bạn yêu cầu cung cấp nên chi phí hơn $ 1.000. Không bao giờ cung cấp một ước tính khi bạn không có đủ thông tin. Hãy đặt câu hỏi thay vì trả lời nó.
5. Thừa nhận lý do
Giả sử người mua yêu cầu bạn giảm giá của bạn xuống một chút. Bạn hãy trang bị một số lý do để tạo giá trị gia tăng cho sản phẩm. Họ có thể giảm giá được giảm giá trong những lần mua tiếp theo hoặc nếu giảm giá lần đầu, họ sẽ không được tích điểm thưởng ở những lần mua kế tiếp. Bạn cũng có thể tăng giá trị của sản phẩm để bán được giá cao dựa vào các đặc tính khác biệt so với sản phẩm khác trên thị trường.
Nếu bạn là người mua, mà người bán nhất định không giảm giá cho bạn. Bạn hãy thực hiện một đề nghị thứ hai, là yêu cầu thêm đồ khuyến mại, thẻ giảm giá cho những lần sau.
6. Không bao giờ đàm phán một mình
Trong khi bạn có thể có tiếng nói cuối cùng, nhưng việc quyết định cuối cùng có thể để lại cho bạn cảm giác dồn vào đường cùng. Một khi cuộc đàm phán không diễn ra như bạn mong đợi, hãy đẩy sự quyết định về phía những người khác bằng cách: Trì hoãn sự quyết định vội vàng ngay lúc đó và đề nghị cần thêm thời gian để hỏi ý kiến người có thẩm quyền cao hơn bạn, thậm chí nếu người đó chỉ là bạn.
7. Sử dụng thời gian như một lợi thế của bạn
Mặc dù bạn có thể ghét tất cả mọi thứ về đàm phán, nhưng đừng cố gắng để kết thúc một cuộc đàm phán càng sớm càng tốt khi bạn chưa đạt được một thỏa thuận nào một cách rõ ràng. Mọi cuộc đàm phán đều cần thời gian để hai bên xem xét và cân nhắc trước khi đưa ra quyết định cuối cùng. Vì vậy, nếu bạn không tận dụng thời gian trong đàm phán để thuyết phục đối tác, thì việc kí kết hợp đồng của bạn xem ra sẽ còn mất nhiều thời gian sau đó hơn bạn nghĩ.
8. Đưa ra những lựa chọn mở
Hãy tạo ra nhiều lựa chọn mở trong đề nghị của bạn để hai bên có thể nhượng bộ bất cứ lúc nào. Tránh dồn đối tác vào chân tường buộc họ phải hứa hẹn quá sớm. Vì như vậy sẽ làm giảm khả năng lựa chọn của họ khi bạn đưa ra những nhượng bộ sau đó.
9. Đừng cố gắng để giành chiến thắng
Đàm phán không phải là một trò chơi thắng hay thua. Nguyên tắc đàm phán tốt nhất để cả hai bên cảm thấy họ nhận được một cái gì đó có giá trị là hai bên cùng thắng (Win-Win). Đừng cố gắng để là một nhà đàm phán tàn nhẫn, bạn không được xây dựng theo cách đó, vì điều đó chẳng có lợi cho ai cả.
10. Xây dựng một mối quan hệ lâu dài
Không bao giờ nói quá nhiều và im lặng quá lâu. Khi bạn thương lượng, luôn luôn suy nghĩ về làm thế nào những gì bạn nói có thể giúp thiết lập một mối quan hệ kinh doanh lâu dài. Một mối quan hệ lâu dài không chỉ làm cho đàm phán dễ dàng hơn trong thời gian tới, nó cũng làm cho công việc kinh doanh của bạn phát triển tốt hơn.
Trong công việc kinh doanh hay cuộc sống hàng ngày, bạn không thể tách rời quá trình đàm phán, thương lượng- cho dù bạn có ghét đàm phán đi chăng nữa. Không có gì hữu ích và thiết thực hơn để vượt qua nó, đó chính là bạn phải đối diện với nó.
10 bí quyết trên dành cho những người ghét đàm phán, ngại phải thương lượng. Hãy áp dụng nó bất cứ khi nào, ngay cả khi bạn thỏa thuận giá cả khi mua hàng hay thỏa thuận điều khoản trong hợp đồng với đối tác…Bạn sẽ thấy nỗ lực của bạn sẽ sớm được đền đáp! Bất cứ khi nào đàm phán thành công, bạn sẽ cảm thấy vui hơn gấp nhiều lần, không chỉ vì kết quả đàm phán như mong đợi mà còn vì bạn không ngại phải đối diện và vượt qua nỗi sợ hãi của bản thân để vượt lên chính mình. Chúc bạn thành công!
(Lược dịch: www.inc.com)