Đổi mới là một yêu cầu cấp thiết đối với mỗi tổ chức để vượt qua tình hình khó khăn hiện nay: Đổi mới để tạo ra giá trị khác biệt, để vươn lên, không bị tụt lại phía sau. Đó là một quá trình dài và gian nan đấu tranh giữa cái cũ và cái mới. Bởi vậy, ở bất kì hoàn cảnh nào khi thực thi một ý tưởng sáng tạo đổi mới, chúng ta đều phải nỗ lực đương đầu với những thử thách cả bên ngoài lẫn bên trong tổ chức.
Sau đây, BEST giới thiệu bài viết của tác giả Gijs van Wulfen – một diễn giả, nhà lãnh đạo với tư duy Đổi mới, đồng thời là người sáng lập phương pháp Đổi mới PHÍA TRƯỚC - chia sẻ những kinh nghiệm của ông về Sáng tạo Đổi mới trong Doanh nghiệp.
Đổi mới là một cuộc đấu tranh lớn. Đó không phải là khả năng thay đổi thói quen trong tổ chức.
Sáng tạo sai thời điểm. Thất vọng bởi cắt giảm ngân sách. Đối mặt với tập thể thiếu tinh thần doanh nhân. Gây áp lực lên những thành viên trong tổ chức chống lại sự thay đổi. Lợi dụng thế lực, sự tín nhiệm để tự trở thành người lãnh đạo thay vì khen ngợi cả đội,..
Vâng, tôi đã phạm rất nhiều sai lầm khi là một nhân viên tiếp thị, nhà tư vấn chiến lược và cố vấn đổi mới. Nhưng một điều tốt là tôi đã học được rất nhiều. Đó là lý do tại sao tôi muốn chia sẻ với bạn 10 bài học làm thế nào có thể trở thành một người sáng tạo có hiệu quả trong tổ chức.
1- Đổi mới cùng nhau: Khi còn là một nhân viên tiếp thị trẻ, tôi đã sử dụng đại từ nhân xưng "tôi" quá nhiều. Chịu trách nhiệm cho một loại sản phẩm, tôi coi bản thân mình là vua của một vương quốc nhỏ. Bạn có thể có được những ý tưởng tuyệt vời của riêng bạn. Tuy nhiên, trong một tổ chức, bạn chỉ có thể Đổi mới cùng nhau. Bạn cần tất cả các bộ phận khác cùng phát triển sản phẩm, để sản xuất, dịch vụ, bán và ghi hóa đơn cho nó. Đó là lý do tại sao Đổi mới trong một nhóm có hiệu quả hơn. Cơ hội sống sót cho Đổi mới ở một công ty mới cao hơn rất nhiều nếu nó có nhiều các ông bố và bà mẹ.
2 - Chọn thời điểm thích hợp: Các tổ chức liên tục phát triển và tung ra các sản phẩm hoặc dịch vụ khác nhau. Việc đó khiến họ gặp ít rủi ro hơn. Hầu hết các công ty nhảy vào thị trường mới hoặc khởi động sáng kiến đột phá khi họ nhận ra rằng thị trường và sản phẩm hiện tại không thể phát triển nữa. Vì vậy, giống như người thợ săn - Họ chỉ bắn khi biết chắc rằng viên đạn trúng đích ngắm. Vì vậy, bạn nên chờ cho đến thời điểm thích hợp.
3 - Điều kiện thuận lợi: Khi Công ty bổ nhiệm bạn trở thành nhân tố 'sáng tạo', những người khác có xu hướng lùi lại sau, bởi vì đổi mới giờ là trách nhiệm của bạn. Đừng rơi vào cái bẫy này. Đừng một mình phát triển các sản phẩm, dịch vụ hay mô hình kinh doanh mới vì tất cả sẽ chỉ dừng lại là sáng kiến CỦA BẠN. Một vai trò hiệu quả hơn nhiều khi ở vị trí “người sáng tạo trung tâm” là tạo điều kiện thuận lợi cho sự đổi mới. Điều này có nghĩa là bạn giúp người khác trong quá trình và nguồn lực để bản thân họ có thể sáng tạo hơn.
4 - Khám phá nhu cầu: sản phẩm hoặc dịch vụ sáng tạo của bạn đòi hỏi sự phản ứng khác nhau từ khách hàng. Họ sẽ thay đổi hành vi của họ và/hoặc các quy trình nội bộ (BtB) chỉ khi sự đổi mới của bạn giải quyết một thách thức hay vấn đề cho họ. Đó là lý do tại sao xác định giấc mơ, nhu cầu và các vấn đề của khách hàng rất quan trọng, trong giai đoạn đầu của quá trình đổi mới.
5 - Sử dụng Tiếng nói của khách hàng: Một khi bạn đã phát triển một ý tưởng sáng tạo hoặc mẫu thử nghiệm, câu hỏi đặt ra là: đó có phải là ý tưởng tốt hay không? Trong tổ chức của bạn có rất nhiều người chống lại sự thay đổi. Họ sẽ nói không với bất cứ điều gì. Trong vai trò là nhân viên tiếp thị trong ngành công nghiệp thực phẩm, tôi đã học được cách sử dụng tiếng nói của khách hàng để có được sự hỗ trợ nội bộ. Vì vậy, bước đầu hãy thử nghiệm các ý tưởng và mẫu mã của bạn nơi khách hàng. Và sử dụng kết quả để có được hỗ trợ nội bộ.
6 – Tinh thần sáng tạo. Hành động bảo thủ: Tổ chức của bạn thường chậm sáng tạo hơn bạn. Đó là lý do tại sao bạn đóng vai trò người thay đổi cuộc chơi. Hiệu quả của bạn sẽ phụ thuộc vào sự hỗ trợ nội bộ mà bạn có thể tạo ra trong những người “phi đổi mới”. Đó là lý do tại sao bạn sẽ là người khôn ngoan khi có tinh thần sáng tạo nhưng hành động bảo thủ. Trình bày sự đổi mới của bạn không cần là một cái gì đó thực sự đặc biệt nhưng là một việc bình thường tiếp theo để làm. Cơ hội của bạn để thuyết phục sẽ tăng lên.
7 – Bướng bỉnh: Sự Đổi mới không dừng lại ở lời từ chối đầu tiên. Đó là thời điểm thực sự bắt đầu cho bạn. Bạn có được sự thông minh để giữ dự án đổi mới tồn tại qua tất cả những thời điểm khó khănnhư cắt giảm ngân sách. Vì vậy, sẵn sàng trở nên bướng bỉnh. Khi các dự án đổi mới chính thức bị ngừng do cắt giảm ngân sách, tiếp tục thử nghiệm công việc của bạn dưới một dự án khác. Vâng, bạn biết tất cả các mưu mẹo!
8 - Kết nối những người quyết định: Người Đức nói: Đổi mới là Ưu tiên hàng đầu. Đó là lý do tại sao bạn nên kết nối đến “ông chủ” ngay từ đầu. Không phải từ ban chỉ đạo từ xa... Mời Quản lý cấp cao trở thành thành viên trong nhóm và kéo họ với bạn trên chuyến thám hiểm mang tên Đổi mới. Bằng cách này, những người chủ chốt có thể có được những cái nhìn mới. Và khi họ là một phần của quá trình, họ sẽ hỗ trợ cho kết quả cuối cùng.
9- Làm nhanh: Trung bình một dự án Đổi mới mất 18 tháng đối với các dịch vụ mới và 36 tháng đối với một sản phẩm mới. Hãy đẩy tốc độ. Bạn biết rằng khi có sự thôn tính, thay đổi chiến lược hay một cuộc khủng hoảng, dự án đổi mới của bạn sẽ gặp nhiều nguy hiểm. Vì vậy, tập trung và làm nhanh nhất có thể.
10 - Hãy cởi mở: Luôn luôn có rất nhiều bí mật xung quanh sự đổi mới trong một Công ty. Trong thực tế với bí mật này, bạn cách ly phần còn lại của tổ chức với rất nhiều hậu quả tiêu cực. Nếu bạn có một quy trình rõ ràng và thông báo cho tất cả mọi người về sự tiến trình mà không tiết lộ bí mật lớn, bạn vẫn duy trì sự hỗ trợ của những người bạn cần sau này để thực hiện các sáng kiến của bạn. Vì vậy, hãy cởi mở.
Một điều nữa. Ngay cả với mười lời khuyên của tôi, đổi mới vẫn còn là một cuộc đấu tranh. Đừng chống lại nó. Chấp nhận nó và bạn sẽ thấy hiệu quả ngay lập tức!
(Theo Gijs van Wulfen)
BEST’s comments:
1. Bài viết đã đưa ra những lời khuyên hữu ích cho những ai dám nghĩ, dám làm, dám đương đầu thử thách cho sự phát triển của đổi mới. Hãy khiến cho Đổi mới trở thành sự nghiệp chung của cả tập thể, tận dụng tất cả các yếu tố thời gian, điều kiện, sự hậu thuẫn nội bộ và đôi khi là cả chút bướng bỉnh cá nhân để dự án đổi mới có thể đi đến được đích cuối.
2. Đổi mới rất cần cho mỗi tổ chức, cá nhân để đi đến thành công. Cần là thế, tuy nhiên, không phải cá nhân, tổ chức nào cũng thực hiện được êm xuôi bởi con người luôn có xu hướng bảo thủ, chống lại sự thay đổi. Điều này càng khiến cho cuộc đấu tranh giữa cái mới và cái cũ trở nên cam go, đầy thách thức. Best hy vọng bài viết sẽ giúp ích cho bạn trong quá trình biến những ý tưởng sáng tạo đổi mới thành hiện thực!
3. Bên cạnh đó, Công ty Đào tạo, Tư vấn và Phát triển BEST cũng đồng hành cùng các doanh nghiệp, kết nối và phát triển, thông qua hợp tác đào tạo những nội dung liên quan sau:
- Kỹ năng lãnh đạo hiệu quả
- Kỹ năng ra quyết định
- Kỹ năng giải quyết vấn đề
- Sáng tạo, Đổi mới và Phát triển tinh thần doanh nhân
...
Tham khảo thêm tại: Chương trình Đào tạo và Hợp tác doanh nghiệp.